Danh mục

Ba phạm trù biện chứng trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc biệt tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa thường nhấn mạnh sự thống nhất các mặt đối lập như giữa hư ảo với thực tồn, giữa hình hài bên ngoài với thần thái bên trong, giữa tĩnh tại và chuyển động, hình thành nên các phạm trù kép hư thực, hình thần, tĩnh động v.v. . .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba phạm trù biện chứng trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 3-10 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BA PHẠM TRÙ BIỆN CHỨNG TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN TRUNG HOA Phương Lựu Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lô-gic trong nghệ thuật là loại logic đa trị (many valued logic), logic mơ hồ (fuzzy lô-gic) để phản ảnh và biểu hiện những sự vật và hiện tượng tinh tế phức tạp khó xác định rạch ròi lại luôn luôn biến hóa. Đặc biệt tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa thường nhấn mạnh sự thống nhất các mặt đối lập như giữa hư ảo với thực tồn, giữa hình hài bên ngoài với thần thái bên trong, giữa tĩnh tại và chuyển động, hình thành nên các phạm trù kép hư thực, hình thần, tĩnh động v.v. . . Từ khóa: Tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa, hư thực, hình thần, tĩnh động.1. Mở đầu Ba phạm trù biện chứng trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa vốn chỉ là một “tríchlục” rất nhỏ, hơn 10 trang trong công trình lớn Thi học cổ điển Trung Hoa - Học phái, phạmtrù, mệnh đề gần 500 trang. Cũng như các nền thi học lớn khác, thi học cổ điển Trung Hoa tấtnhiên vốn có những trường phái cùng những hệ thống phạm trù và mệnh đề của nó. Nhưng nhữngphương diện này ban đầu thường được hòa tan trong việc nghiên cứu cả nền thi học nói chung nhưcác công trình chúng tôi đã tham khảo [1-4, 6-8, 10-13]. Riêng về vấn đề phạm trù, thì hiển nhiên chúng tôi có tham khảo rất nhiều của hai học giảUông Dũng Hào [2] và Nhan Phúc Thụy [12] nói trên, nhưng cả hai chí ít là trong việc trình bày,đều không phân biệt thật rạch ròi giữa phạm trù (hoặc khái niệm) với mệnh đề. Riêng hệ thốngcác khái niệm cơ bản về tư duy nghệ thuật còn có các khái niệm cảm vật, cảm hứng, thần tứ, hoạtpháp, v.v... Nhưng trong bài báo này, chúng tôi xuất trình các khái niệm hư thực, hình thần, tĩnhđộng, là bởi vì chúng rất giàu sắc thái biện chứng, tuy là biện chứng thô sơ, nhưng lại rất phù hợpđến mức tối đa với lô-gic đa trị, lô-gic mơ hồ trong tư duy nghệ thuật.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hư thực Hư thực, như một từ tổ gồm hư và thực, thì rất có nhiều, thậm chí đến hai mươi cách giảithích khác nhau như có với không, chân với giả, hư cấu với sự thực, tình tứ với cảnh vật, lãng mạnNgày nhận bài 11/7/2014. Ngày nhận đăng 5/11/2014.Liên lạc Phương Lựu, e-mail: fuongluu@gmail.com 3 Phương Lựuvới hiện thực.v.v. . . Nhưng hiểu như một từ kép, hai yếu tố hư và thực gắn kết chuyển hóa lẫn nhau,thì thuật ngữ này chỉ một loại tư duy nghệ thuật đặc sắc Trung Hoa. Hãy bắt đầu bằng hội họa, từ ngàn xưa. Họa viện đời Tống có ra một họa đề bằng câu thơĐạp hoa quy khứ mã đề hương! Cái khó nhất là hương hoa thì làm sao vẽ ra cho được? Thế nhưngmột họa sĩ đã vẽ thêm mấy chàng bướm vờn quanh dưới vó ngựa. Song quan trọng hơn là ngựa phi,bướm đuổi chỉ dồn ở một góc, còn lại phần lớn bức tranh đều bỏ trống, chỉ chấm phá đôi ba gợn cỏcây, ấy thế mà người xem cảm nhận được một cảnh hương đồng cỏ nội. Cũng vậy, trong một bứctranh khác, chỉ thấy vẻn vẹn mấy chú chim đậu trên mái chèo gác ngang trên một chiếc thuyền, xaxa được chấm phá đôi ba khóm lau lách, ấy thế mà tràn đầy vào cảm xúc người xem cái vẻ quạnhhiu của một bến sông vắng lặng, v.v. . . Cho nên nhà lí luận hội họa Đát Trọng Quang đời Thanhchẳng phải đã nói: “Cái hư và cái thực sinh dưỡng lẫn nhau, cái chỗ không vẽ đến, lại thành cáicảnh kì diệu”. Còn Thang Di Phần cũng khẳng định: “Người ta chỉ biết chỗ có vẽ đến là họa, chứkhông biết chỗ không vẽ đến cũng là họa, chỗ trống không vẽ là có liên quan đến toàn cảnh, tức làcái phép hư thực sinh dưỡng lẫn nhau”. Còn về sân khấu cổ truyền Trung Hoa như Lỗ Tấn đã từngxác nhận là “không hề có bối cảnh”, nhưng qua lời hát và động tác của diễn viên thế nào đó màngười xem vẫn thấy hiện lên rất sinh động những cảnh huống của câu chuyện. Còn về văn thơ, thìnhư câu thơ được dẫn ra làm họa đề nói trên, chưa cần nói đến bức tranh được họa sĩ họa lại, màvốn ít nhiều cũng đã gợi ra được cái cảnh hương đồng cỏ nội rồi. Nhưng việc kết hợp chuyển hóagiữa hư với thực, giữa không với có, lại càng muôn màu muôn vẻ. Chỉ nói riêng về việc tả nhansắc, thì cũng chỉ chấm phá vài nét thôi, rồi chuyển sang tả cái “quan hệ”, cái “tác động”, nhưngngược lại vẫn làm cho người đọc cảm thấy được cái dung mạo tuyệt vời. Thôi Oanh Oanh đẹp thếnào thì không tả thật cụ thể, nhưng chỉ biết nàng mới bước chân vào chùa Phổ cứu thì hương phainến tắt, còn sư cụ thì tuy miệng vẫn tụng kinh niệm phật, nhưng mắt thì rất khó nói, chỉ biết tayđang gõ mõ lại gõ nhầm vào đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: