Quan niệm về hiện thực thậm phồn (Hyperreality) trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 260.55 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ hải ngoại về hiện thực thậm phồn. Chính sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện rõ nét một cảm quan hiện thực mới, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về hiện thực thậm phồn (Hyperreality) trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 7 QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC THẬM PHỒN (HYPERREALITY) TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM HẢI NGOẠI Vũ Thị Hạnh Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Quan niệm nghệ thuật là nhận thức về thế giới và con người của chủ thể sáng tạo. Nó phản ánh tầm trí tuệ với những nét đổi mới, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ hải ngoại về hiện thực thậm phồn. Chính sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện rõ nét một cảm quan hiện thực mới, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại. Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật, tiểu thuyết, hiện thực, hiện thực thậm phồn, nhà văn nữ Nhận bài ngày 10.11.2019; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.12.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hạnh; Emai: hanhvt@tnus.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trong sự phát triển và những thành tựu chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, có sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn hải ngoại, đặc biệt các cây bút nữ. Những năm gần đây, tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại như Thuận (Chinatown, T mất tích, Paris 11 tháng 8, Vân Vy, Chỉ còn bốn ngày là hết tháng Tư, Thang máy Sài Gòn), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau), Lê Ngọc Mai (Trên đỉnh dốc, Tìm trong nỗi nhớ), Lê Minh Hà (Gió tự thời khuất mặt, Phố vẫn gió)… đang nổi lên như một hiện tượng. Điều cốt lõi tạo nên sự thay đổi và thành công ở các tác giả tác phẩm này, bên cạnh các kĩ thuật, thủ pháp sáng tạo mới, chính là ở quan niệm nghệ thuật mới về hiện thực - một thứ “hiện thực thậm phồn” (hyperreality). 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm “hiện thực thậm phồn” Khái niệm hiện thực thậm phồn hay hiện thực phì đại (hyperreality) đã được nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đề cập đến trong cuốn Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhận [3]. Thực tế, trên thế giới, khái niệm này được nhà lý luận người Pháp Jean Baudrillard [dẫn theo 1, tr.76-78] đề xuất trong công trình triết luận Simulacres et Simulation từ năm 1981 và sau này đã được những người đi theo chủ nghĩa hậu hiện đại (Umberto Eco, Daniel Borstin, Mikhail Epstein…) phát triển thêm. Jean Baudrillard đề cập đến “hiện thực thậm phồn” trên nền tảng quan niệm về bản chất của hiện thực là vật thay thế ngụy tạo (simulacra), “đó là hình ảnh của một thực tại không tồn tại trong thế giới khách quan, một bản photo không bản gốc” [dẫn theo 3, tr.45]. Trong xã hội thời kỳ hậu công nghiệp, với sự phát triển rầm rộ của khoa học công nghệ, văn minh điện toán và sự bùng nổ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với một thế giới ảo qua những trò chơi máy tính, một thực tại ảo do tivi, quảng cáo, báo chí… tạo nên. Ông cho rằng, con người hiện nay đang sống trong một thế giới mà cảm xúc và kinh nghiệm mô phỏng đã thay thế những điều thực. Chính sự tồn tại của “thế giới ảo” đã làm cho hiện thực không ngừng được “làm đầy”, trở thành thứ hiện thực thậm phồn, hiện thực phì đại. Hơn nữa, “thế giới ảo” - “thế giới giả” chỉ dẫn chúng ta đến một thế giới thực, đầy đủ và trọn vẹn hơn. Khái niệm hiện thực thậm phồn gắn liền với những định đề triết học hậu hiện đại. Quan niệm này đã “tạo nên một kiểu hiện thực khác lạ, kiểu hiện thực đa chiều kích, có thể mở rộng đến bất kì nơi nào trí tưởng tượng của con người vươn đến” [dẫn theo 3, tr.39]. Hiện thực ấy không chỉ bao hàm cái đã và đang diễn ra mà nhờ trí tưởng tượng của con người, nó còn có thể vươn đến giới hạn của những khả năng, những cái có thể xảy ra (khả năng của hiện thực). Quan niệm về hiện thực này có rất nhiều điểm tương đồng với sự lý giải của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử về “cái khả nhiên” của hiện thực: “hiện thực với tư cách là sự thực hiện của những khả năng… Nó tồn tại trong dạng cái dĩ nhiên (cái đã có), “cái tất nhiên” (cái bắt buộc phải thế) và “cái khả nhiên” (cái có thể có hay cái khả năng)” [4, tr.124]. Bằng việc xác định sự tồn tại của những vùng hiện thực mới, khái niệm hiện thực thậm phồn đã góp phần mở rộng nội hàm hiện thực so với truyền thống, thể hiện một cảm quan sáng tác mang hơi hướng hậu hiện đại của các nhà văn nữ hải ngoại. Cũng cần phải nói thêm rằng, cảm quan hiện thực mới mẻ này không phải là cái riêng có, chỉ có ở các nhà văn nữ hay chỉ có ở các nhà văn hải ngoại. Tuy nhiên, góp một phần không nhỏ trong việc hình thành cảm quan hiện thực mới mẻ này chính là sự trải nghiệm cuộc sống cũng như bầu dưỡng chất s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về hiện thực thậm phồn (Hyperreality) trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 7 QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC THẬM PHỒN (HYPERREALITY) TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM HẢI NGOẠI Vũ Thị Hạnh Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Quan niệm nghệ thuật là nhận thức về thế giới và con người của chủ thể sáng tạo. Nó phản ánh tầm trí tuệ với những nét đổi mới, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ hải ngoại về hiện thực thậm phồn. Chính sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện rõ nét một cảm quan hiện thực mới, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại. Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật, tiểu thuyết, hiện thực, hiện thực thậm phồn, nhà văn nữ Nhận bài ngày 10.11.2019; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.12.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hạnh; Emai: hanhvt@tnus.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trong sự phát triển và những thành tựu chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, có sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn hải ngoại, đặc biệt các cây bút nữ. Những năm gần đây, tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại như Thuận (Chinatown, T mất tích, Paris 11 tháng 8, Vân Vy, Chỉ còn bốn ngày là hết tháng Tư, Thang máy Sài Gòn), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau), Lê Ngọc Mai (Trên đỉnh dốc, Tìm trong nỗi nhớ), Lê Minh Hà (Gió tự thời khuất mặt, Phố vẫn gió)… đang nổi lên như một hiện tượng. Điều cốt lõi tạo nên sự thay đổi và thành công ở các tác giả tác phẩm này, bên cạnh các kĩ thuật, thủ pháp sáng tạo mới, chính là ở quan niệm nghệ thuật mới về hiện thực - một thứ “hiện thực thậm phồn” (hyperreality). 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm “hiện thực thậm phồn” Khái niệm hiện thực thậm phồn hay hiện thực phì đại (hyperreality) đã được nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đề cập đến trong cuốn Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhận [3]. Thực tế, trên thế giới, khái niệm này được nhà lý luận người Pháp Jean Baudrillard [dẫn theo 1, tr.76-78] đề xuất trong công trình triết luận Simulacres et Simulation từ năm 1981 và sau này đã được những người đi theo chủ nghĩa hậu hiện đại (Umberto Eco, Daniel Borstin, Mikhail Epstein…) phát triển thêm. Jean Baudrillard đề cập đến “hiện thực thậm phồn” trên nền tảng quan niệm về bản chất của hiện thực là vật thay thế ngụy tạo (simulacra), “đó là hình ảnh của một thực tại không tồn tại trong thế giới khách quan, một bản photo không bản gốc” [dẫn theo 3, tr.45]. Trong xã hội thời kỳ hậu công nghiệp, với sự phát triển rầm rộ của khoa học công nghệ, văn minh điện toán và sự bùng nổ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với một thế giới ảo qua những trò chơi máy tính, một thực tại ảo do tivi, quảng cáo, báo chí… tạo nên. Ông cho rằng, con người hiện nay đang sống trong một thế giới mà cảm xúc và kinh nghiệm mô phỏng đã thay thế những điều thực. Chính sự tồn tại của “thế giới ảo” đã làm cho hiện thực không ngừng được “làm đầy”, trở thành thứ hiện thực thậm phồn, hiện thực phì đại. Hơn nữa, “thế giới ảo” - “thế giới giả” chỉ dẫn chúng ta đến một thế giới thực, đầy đủ và trọn vẹn hơn. Khái niệm hiện thực thậm phồn gắn liền với những định đề triết học hậu hiện đại. Quan niệm này đã “tạo nên một kiểu hiện thực khác lạ, kiểu hiện thực đa chiều kích, có thể mở rộng đến bất kì nơi nào trí tưởng tượng của con người vươn đến” [dẫn theo 3, tr.39]. Hiện thực ấy không chỉ bao hàm cái đã và đang diễn ra mà nhờ trí tưởng tượng của con người, nó còn có thể vươn đến giới hạn của những khả năng, những cái có thể xảy ra (khả năng của hiện thực). Quan niệm về hiện thực này có rất nhiều điểm tương đồng với sự lý giải của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử về “cái khả nhiên” của hiện thực: “hiện thực với tư cách là sự thực hiện của những khả năng… Nó tồn tại trong dạng cái dĩ nhiên (cái đã có), “cái tất nhiên” (cái bắt buộc phải thế) và “cái khả nhiên” (cái có thể có hay cái khả năng)” [4, tr.124]. Bằng việc xác định sự tồn tại của những vùng hiện thực mới, khái niệm hiện thực thậm phồn đã góp phần mở rộng nội hàm hiện thực so với truyền thống, thể hiện một cảm quan sáng tác mang hơi hướng hậu hiện đại của các nhà văn nữ hải ngoại. Cũng cần phải nói thêm rằng, cảm quan hiện thực mới mẻ này không phải là cái riêng có, chỉ có ở các nhà văn nữ hay chỉ có ở các nhà văn hải ngoại. Tuy nhiên, góp một phần không nhỏ trong việc hình thành cảm quan hiện thực mới mẻ này chính là sự trải nghiệm cuộc sống cũng như bầu dưỡng chất s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan niệm nghệ thuật Hiện thực thậm phồn Nhà văn nữ Nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại Tư duy nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
119 trang 74 0 0
-
Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam: Phần 1
173 trang 48 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 35 0 0 -
Đề tài tình yêu trong thơ Việt Nam 1975-1985
14 trang 30 0 0 -
Giáo trình Văn học 2: Phần 1 - TS. Bùi Thanh Truyền
56 trang 28 0 0 -
Nghiên cứu cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam: Phần 1 - GS.TS. Đỗ Huy (Chủ biên)
206 trang 28 0 0 -
9 trang 26 0 0
-
68 trang 26 0 0
-
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 24 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000
72 trang 23 0 0