Chớ mần răng chừ?!
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Chớ mần răng chừ?!" Chớ mần răng chừ?!Võ Đình Chúng ta sáng tạo trong bóng đêm tăm tối. Làm được gì, ta làm. Có gì, ta cho. Nghĩ cho cùng, chính sự nghi hoặc của ta lại là nỗi đam mê của ta, cơn đắm say của ta là công trình vất vả của ta. Cái còn lại là gì? Nỗi điên dại của nghệ thuật đó thôi. Henri James Gần đây, trong một bài viết ngắn, tôi có nhắc đến Trịnh Công Sơn:“Họ Trịnh là một nghệ sĩ có tài. Nhạc ông nghe thấm thía, lời ca ôngviết đi sâu vào lòng người. Ông bà ta thường nói: “Có tài thì có tật”.Như nhiều nghệ sĩ khác, TCS thường vướng vào cái tật “đại ngôn” (1).Câu “đại ngôn” đó, trong một thư riêng, nguyên văn như sau: “Làmngười Việt nam là ôm lấy cái sinh mạng bão tố đến phút cuối cùng”.Đáng ra, tôi phải nói thêm, “đại ngôn”, nhưng đúng. Năm TCS viết câuđó, 1974, ông mới 35 tuổi.Cái “sinh mạng bão tố” ấy, làm người Việt chúng ta biết đến nhiềutrong bao nhiêu năm thống khổ. Khổ lớn, khổ nhỏ, khổ vật chất, khổtinh thần, khổ trí tuệ, khổ tình cảm... “Sinh mạng bão tố” ấy, chính làcái kiếp đọa đày của con người Việt nam. Cái kiếp ấy, nó đeo cứng lấychúng ta. Chúng ta “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” ấy, không chỉ nhưcon người trong cuộc nhân sinh, mà còn như con người Việt nam, tronghoàn cảnh đặc thù của đất nước và dân tộc. Hoàn cảnh ấy sinh ra nhữngtrường hợp lạ kỳ. Như bài tiểu luận của ông Hoàng Ngọc Tuấn, đượcviết rất công phu, mà tôi mới được đọc hôm nọ.(2)Tôi thú vị, khâm phục, và... ngỡ ngàng. Thú vị ở giọng văn. Khâmphục cái kiến thức. Và ngỡ ngàng vì thấy rằng một tài năng như thế màphải gồng mình viết một bài ba, bốn chục trang để thuyết phục ngườiđọc về một lẽ...hiển nhiên. Tôi tin rằng tác giả bài viết cũng đã nghĩnhư vậy nhưng ông vẫn cứ viết vì tin rằng việc đó cần phải được làm.Tôi hoan nghênh việc làm của ông mặc dù tôi ngờ rằng ông viết bài đómà vô cùng khổ tâm.Một trí thức, một nghệ sĩ Việt nam, định cư ở một quốc gia giàu mạnh,tự do, lẽ cố nhiên không phải “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” như mộtngười hiện đang bị cầm tù, hành hạ, hay một người đói khát, bệnh tậttrong cảnh màn trời chiếu đất ở quê nhà. Cái khổ của mỗi con người,trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, không thể đem so sánh,đo lường, phê phán.Tôi dám chắc ông Hoàng Ngọc Tuấn sẽ sung sướng hơn nếu ông dànhthì giờ và năng lực có được để viết truyện hay làm nhạc (HNT cũng làmột nhà văn, một nhạc sĩ có tầm vóc) thay vì để thuyết phục người đọcvề những điều đáng ra đã được từ lâu coi như hiển nhiên. Hoàn cảnhđòi hỏi ông phải làm công việc thuyết phục đó, hoàn cảnh của một“sinh mạng bão tố”, hoàn cảnh của một người Việt nam. Tôi ngờ rằngông viết mà “khổ”. Tôi chia sẻ cái “khổ” đó.Để phản bác thói quen xem “văn ra sao thì con người (xã hội) thế ấy”HNT chứng minh điều ông muốn nói với những trích dẫn văn liệu.Chúng tôi, những người viết về mỹ thuật, không làm thế được. Chúngtôi “ganh tị” với những người viết về văn chương. Cư ngụ ở một đấtnước có nhân quyền và dân quyền, sự sống hàng ngày được bảo đảm,chúng tôi vẫn cứ phải “ôm lấy cái sinh mạng bão tố” của con ngườiViệt nam. TCS đã viết một câu “lớn lối” tuy không phải là không đúngsự thật. Bấy giờ (1974), còn quá trẻ, ông chưa biết nói “chuyện lớn”với lời lẽ giản dị đấy thôi.*Ai cũng biết rằng ở hải ngoại có rất nhiều “báo bổ”. Riêng các báo vănhọc nghệ thuật có uy tín, được đông đảo văn nghệ sĩ hỗ trợ, cũng cóđến cả chục tờ. Tầm vóc, cung cách, trình độ, mỗi tờ mỗi khác. Tuyvậy, có một mẫu số chung, ấy là tờ nào cũng kêu than: Độc giả ít oi, bàivở thiếu thốn, tài chánh lao đao, nhân sự eo hẹp. Tờ nào cũng khốn đốnvới vấn đề tiền bạc. Người mua đã ít, mà những số báo bán được cũngphải chờ dài cả cổ mới nhận được tiền, v.v.Trong tất cả các tạp chí “văn nghệ”, chỉ có Hợp Lưu là thường xuyêncó bài về nghệ thuật hình sắc (visual arts) Đối với người đọc trungbình, một bài về nghệ thuật hội họa, chẳng hạn, là một bài nói về thânthế và sự nghiệp của người họa sĩ hơn là về nghệ thuật của họa sĩ ấy.Một người đọc đặc biệt yêu thích và hiểu biết về hội họa đòi hỏi nhiềuhơn. Người đọc đó đòi hỏi phải có những phân tích cặn kẽ, những suyxét chi li, những nhận định chính xác.Bản thân tôi là một người vẽ, không phải một học giả hay lý thuyết giavề hội họa. Tuy vậy, tôi vẫn ý thức rõ ràng rằng bàn về hội họa màkhông trưng ra những tài liệu hình sắc cần thiết chỉ là bàn cho... “vui”thôi, không đào sâu thực chất của vấn đề. Cứ lấy một bài của chínhngười viết này làm thí dụ:Trong một số Hợp Lưu mới đây (3), bài “Gô Ganh & Noa Noa”, trang179, đoạn 4, từ dòng 1 ,“Những phong cảnh trừu tượng...” đến dòng 7,“...thế giới ban sơ”: “Những phong cảnh ‘trừu tượng’ dệt trên thảm thờiTrung cổ” là những cái gì ghê gớm thế, mà rất “rất gần gũi với lý tưởngnày của Paul Gauguin”? Cần có một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quan niệm nghệ thuật phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
3 trang 0 0 0 -
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 3 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 1 0 0 -
142 trang 0 0 0