Danh mục

BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Bạch biển đậuVị thuốc Bạch biển đậu còn gọi Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản Thảo Cương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí (Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu (Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo LươngPhương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 1) BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 1) Tên khác: Bạch biển đậu Vị thuốc Bạch biển đậu còn gọi Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản ThảoCương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí(Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu,Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu(Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo LươngPhương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu,Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt Nam), Thúa pản khao (Tày nùng), TậpBẩy Pẹ (Dao). Tác dụng & Chủ trị: Bạch biển đậu + Bổ ngũ tạng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Chủ hành phong khí, phụ nữ bị đới hạ, trị trúng độc các loại thảo dược(Bản Thảo Đồ Kinh). + Chỉ tiết lỵ, tiêu thử, noãn Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt, chỉ tiêu khát (Bản ThảoCương Mục). + An thai (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ). + Hòa trung hạ khí, bổ tỳ, chỉ khát, lỵ, hóa thấp. Trị bạch đới, bạch trọc,thổ tả, giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Kiện Tỳ, hóa thấp, hòa trung, tiêu thử. Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uốngkhông tiêu, tiêu chảy, bạch đới, thổ tả do thử thấp, bụng ngực đầy trướng, Bạchbiển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Hòa trung, hóa thấp, thanh thử, giải độc. Trị tiêu chảy, đới hạ, bạchtrọc, thổ tả do cảm thử nhiệt.(Đông Dược Học Thiết Yếu). + Quả non: là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chất bổ. + Quả gìa cho hạt làm thuốc. + Bạch biển đậu có tác dụng hạ sốt, kiện Vị, giải co thắt, kích thích sinhdục (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Liều dùng: Dùng từ 8 - 12g. Kiêng kỵ: + Đang bị chứng thương hàn, hoặc có ngoại tà cấm dùng (Trung DượcHọc). + Trường vị có trệ, không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị lở ngứa: Biển đậu gĩa nát, đắp vào chổ vảy rụng (Trữu HậuPhương). + Trị thổ tả: Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g, sắc với 6 chénnước còn lại 2 chén chia ra uống (Thiên Kim Phương). +Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: . Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống (HươngNhu Tán - Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương). . Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g,Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g, sắc uống (HươngNhu Thang - Hòa Tễ Cục Phương). + Trị tiêu chảy do Tỳ hư: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảomỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạchbiển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nướcsắc Đại táo (Sâm Linh Bạch Truật Tán – Hòa Tễ Cục phương). + Trị thổ tả vọp bẻ: Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm (Phổ Tếphương). + Trị tiểu đường, khát nước: Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiềnnhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngôđồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi lần uống 20-30 viên với nước sắcThiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cữ thức ăn nóng, chiên xào, rượu, đàn bà. Sau đódùng tiếp thuốc tư bổ thận (Nhân Tôn Đường phương). + Trị xích bạch đới: Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g, vớinước cơm (Vĩnh Loại Kiềm phương). + Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau:Bạch biển đậu sống, bỏvỏ, tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống (Vĩnh LoạiKiềm phương). + Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín: Biển đậu sống tán, trộn lấy nướcuống (Vĩnh Loại Kiềm phương). + Trị sinh non (bán sản): Bạch biển đậu 20g, Bạch mao căn 30g, Bạchtruật 8g, Bán hạ 8g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 20g, Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g.Tán bột, uống mỗi lần 8g (Bạch Biển Đậu Tán - Loại Chứng Phổ Tế Bản SựPhương). + Trúng độc các loại thịt chim: Biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh(Sự Lâm Quảng Ký phương). + Trị nôn mửa, lỵ, do thương thử: Bạch biển đậu 16g, Hoắc hương 8g.sắc uống, hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu gĩa lấy nước uống cũng được(Biển Đậu Tán - Kinh Nghiệm Phương). + Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu gây bụng đau, tiêu chảy:Bạch biển đậu 30 hạt gĩa nát lấy nước uống (Kinh Nghiệm Phương). + Giải các loại độc dược: Bạch biển đậu, tán bôt, ngày uống 2 lần mỗilần 12g. (Bạch Biển Đậu Tán – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư). + Trị máu thiếu, da vàng: Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g, Hạt keodậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống (Bạch BiểnĐậu Thang - Y Phương Ca Quát). + Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Bạch biển đậu (sao) 20g,Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống (Nam Dược Thần Hiệu). + Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Bạch biển ...

Tài liệu được xem nhiều: