Hiểu thêm về Bạch thượcTên Khoa Học:Paeonia lactiflora Pall.Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).Mô tả:Thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH THƯỢC (Kỳ 2) BẠCH THƯỢC (Kỳ 2)Hiểu thêm về Bạch thược Tên Khoa Học: Paeonia lactiflora Pall.Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae). Mô tả: Thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễcó cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặchồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lánon giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 láchế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loạihoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câuthuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng cónhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay cònphải nhập của Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéodài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vàotiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lásau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất,cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính.Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùirễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứchắc rắn là tốt. Phần dùng làm thuốc: Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba). Mô tả dược liệu: Bạch thược rễ khô hình viên chùy dài 15-20cm, thô1,2-2cm, mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thườngthường có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ chất cứng khó bẻ gẫy mặt cắt màu xámtrắng rất mịn, vùng chất mọc tách rời thành khe nứt hơi có mùi thơm. Thườngdừng thứ lớn bằng đầu ngón tay hay đầu ngón chân cái, thịt trắng hồng ít sơ.Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu. Bào chế: + Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đãđun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào quánhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút, nếu đunquá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa chín lượngdược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng cách khi chưaluộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi thơm, bớt đắng. Cóthể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra ngay cho vào nướcnguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ.Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vótcạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ phát hiện có những chỗsâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ bỏ đi không bị hao hụtnhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài 10-13cm rồi xếp thẳngđem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển). Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn: - Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắngcứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu,ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyểnsang giai đoạn hai. - Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cấtvào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung bình thì phải ủ chiếu kín hoặc bao tải.Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ nhưvậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3. - Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần,còn ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay khôngđược nữa mới thôi. Theo cách chế biến này thì ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều,ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ cònđang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ thì bên ngoài rễ khô, bên trong cònướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biếnthành đỏ chất lượng kém. 3) Cách bào chế của Sơn đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắngnhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xongngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào thìluộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nược sôngthêm loại rễ nhỏ Bạch thược đã gĩa nát, hoặc dùng bột ngô hòa với nước đểngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị ĐôngY). Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khithấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh thì vớt ra.Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầuđuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi. Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải raphơi, phơi trong 3 ngày ...