Danh mục

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.17 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết bài 4: kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_3, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_3Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 20/7/1954)Vừa chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Chính phủ vừa rasứccủng cố hậu phương, bồi dưỡng sức dân. Các địa phương tích cựcthực hiện các sắc lệnh, thông tư về tạm cấp ruộng đất cho nông dânnghèo, về giảm tô, giảm tức. Đến cuối năm 1949, chỉ tính từ Liên khuIV trở ra, hơn 113.000 ha ruộng đất đã được tạm cấp cho nông dân, giảmtô được thực hiện với mức ít nhất là 25%. Liên khu V nêu cao tinh thầntự lực tự cường, không những tự cấp được vải, gạo và vật dụng cần thiếtmà còn dành ra được một phần để tương trợ những vùng lân cận.Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minhvà Liên Việt. Các đoàn thể Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân cứuquốc, Thanh niên cứu quốc. Hội liên hiệp phụ nữ... được củng cố và pháttriển. Tại các vùng tập trung đồng bào có đạo, Đảng chỉ đạo việc đi sâugiác ngộ quần chúng, tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọnphản động đội lốt tôn giáo. Đảng tích cực đấu tranh chống nhữngkhuynh hướng tư tưởng và chính trị sai lầm, như chống khuynh hướngđòi chia quyền lãnh đạo với Đảng ta của những phần tử phái hữu trongĐảng Dân chủ, chống khuynh hướng đòi tư pháp độc lập, đòi quyền tựdo cá nhân theo quan điểm tư sản trong ngành tư pháp.Trên mặt trận văn hoá, nền văn hoá ngu dân, nô dịch của thực dân Phápbị xoá bỏ; nền văn hoá mới được xây dựng. Đường lối, nhiệm vụ côngtác văn hoá kháng chiến được xác định tại Hội nghị văn hoá toàn quốctháng 7-1948. Hội Văn hoá Việt Nam được thành lập. Các tệ nạn xã hộinhư trộm cắp, cờ bạc, rượu chè... giảm đi nhiều. Phong trào xoá nạn mùchữ phát triển mạnh. Chương trình giáo dục phổ thông bước đầu đượccải tiến theo nội dung dân tộc, dân chủ, nhân dân và phù hợp với hoàncảnh kháng chiến.Về xây dựng Đảng, trong hai năm 1948 - 1949, Đảng đã kết nạp hơn 50vạn đảng viên. Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng rộng khắp. Qua cuộcvận động xây dựng chi bộ tự động công tác, tổ chức cơ sở Đảng đượctôi luyện và trưởng thành thật sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở cácđịa phương, các ngành và trong quân đội. Tuy nhiên, trong công tác xâydựng Đảng, có nhiều trường hợp không nắm vững tiêu chuẩn đảng viên,củng cố không theo kịp phát triển. Để khắc phục thiếu sót đó, tháng 9-1950 Đảng quyết định tạm ngừng phát triển để củng cố.Về đối ngoại, cuối tháng 12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đicông tác nước ngoài. Sau khi hội đàm với đồng chí Mao Trạch Đông,Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người sang Liên Xô trao đổi ýkiến về cuộc kháng chiến của Việt Nam với đồng chí Xtalin, Tổng Bíthư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tiếp đó,Người sang Hunggari dự cuộc họp của các đại biểu phong trào cộng sảnquốc tế.Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về việc Chính phủta sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước tôn trọngquyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của ViệtNam. Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,sau đó ngày 30-1-1950 Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩaXôviết và liên tiếp trong tháng 2-1950 chính phủ các nước dân chủ nhândân Đông Âu và Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao vớiChính phủ ta.Ở Pháp, phong trào nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉucủa thực dân Pháp dâng cao. Tháng 7-1950, đồng chí Lêô Phighe, Uỷviên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, đại biểu Quốc hội, Thư ký ĐoànThanh niên cộng sản Pháp thăm Việt Nam, tìm hiểu tình hình để phốihợp hành động và thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng vànhân dân hai nước.Nhân dân nhiều nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta mốicảm tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực.Đảng và Chính phủ ta đặc biệt coi trọng xây dựng quan hệ đoàn kếtchiến đấu của nhân dân ba nước trên bán đảo Đông Dương và quan hệvới nước láng giềng Trung Quốc. Ở Lào, cuối năm 1947, Đảng và Chínhphủ đã cử một số cán bộ, chiến sĩ sang giúp lực lượng kháng chiến Lào.Đến đầu năm 1950, các khu căn cứ kháng chiến từ Hạ Lào, Trung Làođến Thượng Lào được thành lập. Ở Campuchia, cuối năm 1946 cán bộvà Việt kiều ở Thái Lan đã giúp đỡ lực lượng yêu nước Campuchiathành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Khơme. Từ năm 1947, khu căn cứTây Bắc Campuchia được thành lập và vùng giải phóng được mở rộng.Tháng 3-1949, theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng vàChính phủ ta đã phái một đơn vị lực lượng vũ trang sang phía namTrung Quốc cùng Quân giải phóng và du kích địa phương Trung Quốctiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Trung Hoa Quốc dân đảng.Những thắng lợi về mọi mặt của quân, dân ta đã đưa cuộc kháng chiếntiến mạnh sang giai đoạn mới. Ngày 21-1-1950, Hội nghị toàn quốc lầnthứ ba của Đảng họp, đề ra chủ trương hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bịchuyển mạnh sang tổng phản công và quyết định tổng động viên theokhẩu hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: