Danh mục

Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_4

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết bài 4: kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_4, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 20/7/1954)_4Bài 4: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 20/7/1954)IV. ĐẠI HỘI LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (THÁNG 2-1951)Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệutập. Đại hội tiến hành trong những điều kiện lịch sử mới khác với điềukiện của Đại hội I.Trong gần mười sáu năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng (cuối tháng 3năm 1935), tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi quantrọng.Cùng với sự lớn mạnh vượt bậc của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dânchâu Âu, châu Á bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủnghĩa xã hội. Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làmthay đổi lực lượng so sánh trên trường quốc tế, có lợi cho hoà bình vàcách mạng. Các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm hơn 900 triệu người,chiếm 1/3 dân số và 1/4 đất đai trên thế giới, nối liền một dải từ nướcCộng hoà dân chủ Đức đến Việt Nam.Các nước đế quốc chủ nghĩa lâm vào một cuộc khủng hoảng mới. Mỹtrở thành tên sen đầm quốc tế, khống chế các nước Tây Âu, lập khốiquân sự Bắc Đại Tây Dương, dự định lập khối Thái Bình Dương, chuẩnbị chiến tranh thế giới mới, đàn áp các phong trào dân chủ và giải phóngdân tộc. Đế quốc Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vàocuộc chiến tranh Đông Dương.Ở trong nước, sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ nhân dânViệt Nam thực hiện quyền làm chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; nhândân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Uy tín củaĐảng và Chính phủ ta được nâng cao trên trường quốc tế.Điều kiện lịch sử mới đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoànchỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, cónhững chính sách đưa cuộc kháng chiến thắng lợi; đặc biệt là yêu cầuĐảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng với tư cách là một đảng cầmquyền.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành tại xãVinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày19-2-1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dựkhuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên.Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Tôn Đức ThắngđọcDiễn văn khai mạc. Đại hội đã nghe và thảo luận Báo cáo chính trịcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận cương cách mạng Việt Nam do đồngchí Trường Chinh trình bày,Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng, các báocáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền, quân đội, kinhtế tài chính và văn nghệ nhân dân; thông qua Chính cương và Điều lệĐảng.Báo cáo chính trị tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạngViệt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, nêu lên triển vọng tốt đẹp trong nửasau thế kỷ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá những thànhtựu và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm trong 21 năm (1930-1950) hoạt động của Đảng. Người khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trướcmắt là: tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ,giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới. Đểhoàn thành nhiệm vụ đó Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháptích cực. Cần tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quầnchúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, thi hành chính sách kinh tế thời chiến,thực hiện chính sách ruộng đất, thành lập Mặt trận đoàn kết Việt Nam,Lào, Campuchia, tăng cường đoàn kết quốc tế.Để bảo đảm thực hiện được những nhiệm vụ nặng nề trên, Đại hội quyếtđịnh: do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nướcViệt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng riêng. Ở Việt Nam, Đảng rahoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn,trong sạch, cách mạng triệt để. Báo cáo chính trị chỉ rõ: Đảng phải tìmcách giáo dục, nâng cao tư tưởng, chính trị cho đảng viên; thực hiện lốilàm việc tập thể; củng cố mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng; đề caotinh thần kỷ luật, tính nguyên tắc, tính đảng của mỗi đảng viên, mở rộngphong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan đoànthể, trên các báo chí cho đến nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra.Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của hơn hai mươi nămvận động cách mạng, Luận cương cách mạng Việt Nam do đồng chíTrường Chinh trình bày là một văn kiện quan trọng bổ sung và phát triểncác cương lĩnh trước đó của Đảng. Luận cương nêu rõ mục tiêu Hoànthành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩaxã hội. Luận cương phân tích xã hội Việt Nam có ba tính chất: dân chủnhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa toànthể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai củachúng và mâu thuẫn giữa nhân dân chủ yếu là nông dân với bọn địa chủphong kiến là hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đómâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược vàbè lũ tay sai của chúng là mâu thuẫn chủ yếu. ...

Tài liệu được xem nhiều: