Danh mục

Bài giảng An toàn lao động: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.48 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (60 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng An toàn lao động - Chương V: Kỹ thuật an toàn khi đào đất đá và làm việc trên giàn giáo, trình bày những kiến thức: phân tích nguyên nhân gây chấn thương khi đào đất đá và hố sâu, các biện pháp đề phòng chấn thương khi đào hố, hào sâu; giàn giáo và nguyên nhân chấn thương khi làm việc trên cao, đảm bảo an toàn khi sử dụng giàn giáo. Đây là tài liệu học tập, giảng dạy dành cho giảng viên và sinh viên ngành Xây dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng An toàn lao động: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường CHƯƠNG V: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO Bài 1. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ HỐ SÂU I. Nguyên nhân gây ra tai nạn: Trong xây dựng cơ bản, thi công đất đá là một loại công việc thường có khối lượng lớn, tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra chấn thương. Các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra khi thi công chủ yếu là khi đào hào, hố sâu và khai thác đá mỏ. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 160 Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn: Sụp đổ đất khi đào hào, hố sâu: Đào hào, hố với thành đứng có chiều rộng vượt quá giới hạn cho phép đối với đất đã biết mà không có gia cố. Đào hố với mái dốc không đủ ổn định. Gia cố chống đỡ thành hào, hố không đúng kỹ thuật, không đảm bảo ổn định. Vi phạm các nguyên tắc an toàn tháo dỡ hệ chống đỡ. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 161 Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống hố hoặc đá lăn theo vách núi xuống người làm việc ở dưới. Người ngã: Khi làm việc mái dốc quá đứng không đeo dây an toàn. Nhảy qua hào, hố rộng hoặc leo trèo khi lên xuống hố sâu. Đi lại ngang tắt trên sườn núi đồi không theo đường quy định hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 162 Theo dõi không đầy đủ về trình trạng an toàn của hố đào khi nhìn không thấy rõ lúc tối trời, sương mù và ban đêm. Bị nhiễm bởi khí độc xuất hiện bất ngờ ở các hào, hố sâu. Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi thi công nổ mìn. Việc đánh giá không hoàn toàn đầy đủ về khảo sát, thăm dò và thiết kế . Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 163 II. Phân tích nguyên nhân làm sụt lỡ mái dốc: Để loại trừ các nguyên nhân làm sụt lở đất đá khi đào móng, đào hố sâu, kênh mương, thì việc thiết kế quy trình công nghệ hoặc sơ đồ thi công cần phải xét các yếu tố sau: Đặc trưng cụ thể của đất. Độ sâu, chiều rộng của khối đào và thời hạn thi công. Sự dao động của mực nước ngầm và nhiệt độ của đất trong suốt thời kỳ thi công khối đào. Hệ thống đường ngầm có sẵn và vị trí phân bố của chúng. Điều kiện thi công. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 164 Bài 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO HỐ, HÀO SÂU I. Đảm bảo sự ổn định của hố đào: 1. Khi đào với thành đứng: Khi đào hố móng, đường hào không có mái dốc cần phải xác định đến một độ sâu mà trong điều kiện đã cho có thể đào với thành vách thẳng đứng không có gia cố. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 165 a. Xác định theo quy phạm: Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại và khi không có nước ngầm chỉ cho phép đào thành thẳng đứng mà không cần gia cố với chiều sâu hạn chế do quy phạm quy định như sau: Đất cát và sỏi: không quá 1m. Đất á cát: không quá 1.25m. Đất á sét và sét: không quá 1.5m. Đất cứng (dùng xà beng, cuốc chim): không quá 2m. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 166 b. Xác định theo công thức: Chiều sâu gới hạn khi đào hố, hào thành đứng có thể xác định theo công thức của Xôkôlôpski: (5.2) Trong đó: Hgh: độ sâu giới hạn của thành đứng hố đào (m). c, ϕ, γ: lực dính, góc ma sát trong và dung trọng của đất (t/m2, độ, t/m3). Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 167 Khi xác định độ sâu giới hạn của hố móng hoặc đường hào với thành thẳng đứng nên đưa hệ số tin cậy >1, thường lấy bằng 1.25: (5.3) Khi đào hào, hố sâu hơn chiều sâu cực hạn thì phải gia cố thành hố hoặc đào thành dật cấp. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 168 2. Khi đào hào, hố có mái dốc: Đối với những khối đào sâu có mái dốc thì góc mái dốc có thể được xác định theo tính toán. Tính góc mái dốc có thể tiến hành theo phương pháp của Matslôp dựa trên 2 giả thiết: Góc mái dốc ổn định đối với bất kỳ loại đất nào là góc chống trượt của nó Φt. Ứng suất cực hạn ở trong chiều dày lớp đất được xác định bằng đẳng thức của 2 ứng suất chính do trọng lượng của của cột đất có chiều cao bằng khoảng cách từ mốc đang xét đến bề mặt nằm ngang của đất. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 169 Hệ số chống trượt Ft thể hiện bằng đẳng thức: (5.4) Trong đó: c, ϕ, γ: lực dính, góc nội ma sát và γ là dung trọng của đất. Ptn=γH: tải trọng tự nhiên hay áp lực thẳng đứng của đất ở chiều sâu H. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 170 Đại lượng Ft=tgΦt khi hệ số an toàn ổn định n = 1. Do đó khi lập góc mái dốc α xuất phát từ đẳng thức: (5.5) Trong đó: n: hệ số an toàn được lựa chọn xuất phát từ thời hạn tồn tại của khối đào. Nếu thời gian đó trên 10 năm thì n=1.5-1.8 và khi đó sự ổn định của nó sẽ được đảm bảo ngay cả lúc mưa lũ. Bài giảng AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 171 Khi khai thác đất đá và đào hố sâu, điều nguy hiểm đặc biệt đối với công nhân là khả năng sụt lở, trượt và xô đổ mái dốc. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra nhiều về mùa mưa lũ. Để đề phòng trượt đất và sụp lỡ khi đào có thể thực hiện các biện pháp như: Gia cố đáy mái dốc bằng cách đóng cọc bố trí theo hình bàn cờ. Làm tườn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: