Danh mục

Bài giảng Bài 7: Thương tích điện

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Thương tích điện" cung cấp các kiến thức giúp người đọc có thể: Mô tả và phân tích các loại hình thương tích điện thường gặp, mô tả quy trình giám định y pháp một trường hợp tử vong do điện. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bài 7: Thương tích điện BÀI 7 THƯƠNG TÍCH ĐIỆNMỤC TIÊU 1. Mô tả và phân tích các loại hình thương tích điện thường gặp. 2. Mô tả quy trình giám định y pháp một trường hợp tử vong do điện.1. ĐẠI CƯƠNG: Trong giám định Y pháp rất nhiều trường hợp tử vong do điện là hậu quảcủa tai nạn rủi ro, ít gặp trong các trường hợp tự tử và rất hiếm trong các vụ ánmạng. Nạn nhân đầu tiên tử vong do điện từ cách đây hơn 300 năm là người thợmộc vùng Lion (Pháp) do vô tình chạm tay vào dòng điện 250 volts xoay chiều.Người Mỹ đầu tiên bị chết vì điện vào năm 1881 là Samuel W Smith ở NewYorkdo say rượu đã vô tình chạm vào nguồn điện và bị chết trước sự chứng kiến củanhiều người. Tai nạn xảy ra không gây đau đớn cho nạn nhân đã khiến mọi ngườicó ý tưởng dùng dòng điện để xử tử những phạm nhân chịu án tử hình và năm1890, William Kemmeler là người đàn ông đầu tiên bị thi hành án tử hình bằngngồi ghế điện tại NewYork. Khi tiếp xúc với dòng điện có thể không để lại dấu vết thương tích hoặckhông ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có trường hợp phải điều trị và nhiều trườnghợp tử vong. Trên thực tế, năng lượng điện có thể gây tác hại cho cơ thể qua từtrường, sóng nổ, chấn thương, bỏng... nhưng hay gặp nhất là do tác động trực tiếpcủa dòng điện. Cơ chế gây tử vong của dòng điện có thể do một trong những yếu tố sau: 1. Ngừng tim: do tác động trực tiếp của dòng điện gây rung tim, có tác giảcho rằng đó là hậu quả của suy tâm thu hoặc loạn nhịp. 2. Liệt hô hấp: thường là hậu quả của sự co giật các cơ hô hấp và tác độngcủa dòng điện vào hệ thần kinh trung ương làm liệt trung tâm hô hấp. 3. Sốc do bỏng điện trên diện rộng, vết bỏng thường sâu, khó điều trị, cóthể có hoại tử lan rộng và nếu cấp cứu qua được giai đoạn sốc ban đầu có thể sẽphải chịu tác động của viêm ống thận cấp do hoại tử cơ vân. 4. Chấn thương: do bị ngã sau khi bị điện giật, hay gặp nhất là chấn thươngsọ não, gẫy xương chi, chấn thương ngực, bụng....2. TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NẠN NHÂN Phụ thuộc vào các yếu tố:2.1. Cường độ dòng điện Là yếu tố quyết định mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể. Theođịnh luật Joules năng lượng sinh ra tương ứng với cường độ dòng điện, cường độdòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế và điện trở, thông thường hiệu điện thế đãbiết còn điện trở biến đổi tùy theo vùng cơ thế. Thực nghiệm của Bernstain 1973 và Robinson 1990 cho thấy ở tần số 50Hzdòng điện có cường độ nhỏ hơn 0,36mmA làm cho 50% số người tham gia thửnghiệm cảm nhận thấy có dấu hiệu tê bì. Với dòng điện từ 5mmA trở lên tất cả đềucó cảm giác đau do co cơ và nếu cao hơn sẽ rất nguy hiểm vì làm cho nạn nhânmất khả năng tự giải thoát do co cứng, co giật các cơ. Dòng điện từ 60 – 90 mmAlàm các cơ lồng ngực co giật gây liệt hô hấp và rung thất có thể xảy ra.2.2. Hiệu điện thế Từ trước đến nay, rất nhiều tác giả vẫn dựa trên thông lệ chia dòng điện làm2 loại điện thế thấp và cao dựa trên hiệu thế 500v và 1000v, trên thực tế cả 2 loạiđiện thế này cùng có thể gây ra bệnh lý hoặc tử vong. Điện thế cao gây cháy bỏnghoặc tổn thương của nội tạng rõ và điển hình hơn so với điện thế thấp. Chưa có một báo cáo nào về tai nạn chết người xảy ra do nguồn điện từ cácphương tiện thông tin đại chúng (24V) hoặc đường truyền hình cáp (65V). Nhưngvới những dòng điện thế thấp có cường độ dòng điện lớn (hàn điện) và có thờigian tiếp xúc lâu thì có thể gây tử vong cho nạn nhân. Trong giám định Y pháp tửvong chủ yếu xảy ra với nguồn điện dân dụng 220V.2.3. Điện trở Điện trở của một vật chất là xu hướng chống lại sự chuyển dịch của dòngđiện khi đi qua chất đó. Các mô khác nhau trong cơ thể có điện trở khác nhau dophụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, và tính dẫn điện. Điện trở càng lớn càng có xuhướng dễ bị bỏng nhiệt. Dây thần kinh, cơ, mạch máu có tính dẫn điện cao dochứa nhiều nước nên có điện trở thấp trong khi xương, cân cơ và các mô mỡ lànhững chất có điện trở rất cao nên thường dễ bị tác động của nhiệt. Da là nơi đầu tiên cản trở dòng điện vào cơ thể. Da ở mặt trong cánh tayhoặc vùng mu tay có điện trở khoảng 30.000 ohms/ cm2. Những vùng da xơ chaidày có điện trở gấp từ 20 – 70 lần trung bình 1000.000ohms/ cm2 (Polson 1985).Điện trở lớn làm cho năng lượng sinh ra tại chỗ lớn, gây cháy bỏng làm cho dòngđiện qua đây giống như đi qua vùng da xơ chai, mặc dù phá hủy tại chỗ lớn gâynhưng ít gây tổn thương đến nội tạng. Nếu sự tiếp xúc với dòng điện còn tiếp tụcduy trì, khi đó vết phồng rộp trên da sẽ bị vỡ làm cho điện trở tại đó giảm xuốngrõ rệt và dòng điện trở nên mạnh hơn và tiếp tục đi sâu phá hủy nội tạng. Vùng daẩm ướt cũng là nơi có điện trở thấp. Theo Dalziel (1972), mồ hôi làm cho điện trởcủa da giảm xuống còn khoảng 2500 đến 3000 ohms/cm2 và trong môi trườngnước điện trở sẽ chỉ còn khoảng từ 1200 đến 1500ohms/cm2.2.4. Thời gian tiếp xúc ...

Tài liệu được xem nhiều: