Bài giảng bệnh lý học thú y : Tế bào viêm part 5
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 291.91 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lympho bào là các tế bào có liên quan trước hết với phản ứng miễn dịch của túc chủ. Tế bào có một nhân lớn so với NSC. Chúng có ba loại lớn, vừa và nhỏ. Limphô bào nhỏ là dạng trưởng thành của tổ chức limpho, hình tròn, đường kính 7 - 9m, nhân tròn, đậm đặc và chiếm gần hết diện tích tế bào, NSC hẹp, chỉ là một vành xanh nhạt bao quanh nhân. Limphô bào bắt nguồn từ tổ chức tạo máu biệt hoá thành. Chúng có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng bệnh lý học thú y : Tế bào viêm part 5• Limphô bào (Lymphocytes)• Lympho bào là các tế bào có liên quan trước hết với phản ứng miễn dịch của túc chủ. Tế bào có một nhân lớn so với NSC. Chúng có ba loại lớn, vừa và nhỏ. Limphô bào nhỏ là dạng trưởng thành của tổ chức limpho, hình tròn, đường kính 7 - 9m, nhân tròn, đậm đặc và chiếm gần hết diện tích tế bào, NSC hẹp, chỉ là một vành xanh nhạt bao quanh nhân. Limphô bào bắt nguồn từ tổ chức tạo máu biệt hoá thành. Chúng có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt trong máu, dịch tiết xuất trong ổ bụng, trong tổ chức hệ limphô, như các hạch limphô ngoại vi, tuỷ xương, lách, tuyến thymus, các nang limphô ở dưới niêm mạc, nhất là ở hệ tiêu hoá (hạch hạnh nhân, ruột thừa, tấm Payer).• Theo chức năng người ta chia limphô ra thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất gọi là limphô T gồm các limpho bào phụ thuộc vào tuyến thymus. Các limphô bào ở tuỷ xương di tản tới tuyến ức và chịu tác động của hormon tuyến ức (thymosin). Từ tuyến ức chúng sẽ di tản đến các cơ quan limpho ngoại biên. Ở đây chúng được gọi là các limpho T. Đó là các limpho bào có khả năng đáp ứng miễn dịch khi có sự kích thích của các kháng nguyên. Các lim pho T nằm ở cận vỏ của các hạch hoặc cận vỏ của các nang limpho của lách. Limpho T có chức năng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.• Nhóm thứ 2 là các limpho bào phụ thuộc vào túi Fabricius (Bursa Fabricius) ở loài chim hoặc các cơ quan limpho tương ứng ở loài có vú (hạch hạnh nhân, ruột thừa, các mảng payer dưới niêm mạc ruột). Sự hình thành các limpho bào này xảy ra khi tế bào nguồn ở tuỷ xương đi tới túi hoặc cơ quan tương đương, ở đây chúng được huấn luyện để trở thành các limpho B và sau đó di tản tới các cơ quan limpho ngoại biên. Chúng khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tuỷ của lách và hạch lympho. Limpho B có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, qua con đường phân chia, biệt hoá thành dạng limpho bào non rồi trở thành tương bào (tế bào plasma) để sản sinh kháng thể.• Tương bào (tế bào Plasma) - TB• TB được hình thành từ limpho B. TB có hình bầu dục, một nhân nằm lệch về một phía - “tế bào bánh xe”. NSC rộng ưa kiềm, có hệ thống RER dày đặc, nhiều ribosom và bộ máy Gollgi phát triển, tương ứng với chức năng sản sinh và tích trữ kháng thể. TB không thấy trong máu mà thường khu trú ở các mô limpho, hạch limpho, lách, tấm payer, xung quanh mao mạch, TCLK, tuỷ xương. Nó là thành phần quan trọng trong nhiều phản ứng viêm. Nó xuất hiện nhiều khi viêm đường sinh dục, viêm ruột… Sự hiện diện của tế bào này thường là quá trình viêm mãn tính bao gồm cả mô hạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng bệnh lý học thú y : Tế bào viêm part 5• Limphô bào (Lymphocytes)• Lympho bào là các tế bào có liên quan trước hết với phản ứng miễn dịch của túc chủ. Tế bào có một nhân lớn so với NSC. Chúng có ba loại lớn, vừa và nhỏ. Limphô bào nhỏ là dạng trưởng thành của tổ chức limpho, hình tròn, đường kính 7 - 9m, nhân tròn, đậm đặc và chiếm gần hết diện tích tế bào, NSC hẹp, chỉ là một vành xanh nhạt bao quanh nhân. Limphô bào bắt nguồn từ tổ chức tạo máu biệt hoá thành. Chúng có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt trong máu, dịch tiết xuất trong ổ bụng, trong tổ chức hệ limphô, như các hạch limphô ngoại vi, tuỷ xương, lách, tuyến thymus, các nang limphô ở dưới niêm mạc, nhất là ở hệ tiêu hoá (hạch hạnh nhân, ruột thừa, tấm Payer).• Theo chức năng người ta chia limphô ra thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất gọi là limphô T gồm các limpho bào phụ thuộc vào tuyến thymus. Các limphô bào ở tuỷ xương di tản tới tuyến ức và chịu tác động của hormon tuyến ức (thymosin). Từ tuyến ức chúng sẽ di tản đến các cơ quan limpho ngoại biên. Ở đây chúng được gọi là các limpho T. Đó là các limpho bào có khả năng đáp ứng miễn dịch khi có sự kích thích của các kháng nguyên. Các lim pho T nằm ở cận vỏ của các hạch hoặc cận vỏ của các nang limpho của lách. Limpho T có chức năng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.• Nhóm thứ 2 là các limpho bào phụ thuộc vào túi Fabricius (Bursa Fabricius) ở loài chim hoặc các cơ quan limpho tương ứng ở loài có vú (hạch hạnh nhân, ruột thừa, các mảng payer dưới niêm mạc ruột). Sự hình thành các limpho bào này xảy ra khi tế bào nguồn ở tuỷ xương đi tới túi hoặc cơ quan tương đương, ở đây chúng được huấn luyện để trở thành các limpho B và sau đó di tản tới các cơ quan limpho ngoại biên. Chúng khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tuỷ của lách và hạch lympho. Limpho B có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, qua con đường phân chia, biệt hoá thành dạng limpho bào non rồi trở thành tương bào (tế bào plasma) để sản sinh kháng thể.• Tương bào (tế bào Plasma) - TB• TB được hình thành từ limpho B. TB có hình bầu dục, một nhân nằm lệch về một phía - “tế bào bánh xe”. NSC rộng ưa kiềm, có hệ thống RER dày đặc, nhiều ribosom và bộ máy Gollgi phát triển, tương ứng với chức năng sản sinh và tích trữ kháng thể. TB không thấy trong máu mà thường khu trú ở các mô limpho, hạch limpho, lách, tấm payer, xung quanh mao mạch, TCLK, tuỷ xương. Nó là thành phần quan trọng trong nhiều phản ứng viêm. Nó xuất hiện nhiều khi viêm đường sinh dục, viêm ruột… Sự hiện diện của tế bào này thường là quá trình viêm mãn tính bao gồm cả mô hạt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình bệnh lý học thú y bài giảng bệnh lý học thú y đề cương bệnh lý học thú y tài liệu bệnh lý học thú y lý thuyết bệnh lý học thú yTài liệu liên quan:
-
Bài giảng bệnh lý học thú y : Rối loạn chuyển hóa các chất part 4
5 trang 64 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Khái niệm cơ bản part 1
5 trang 16 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Sốt ( Febris ) part 4
5 trang 15 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Sốt ( Febris ) part 3
5 trang 14 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Viêm - inflammatio part 3
5 trang 13 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Khái niệm cơ bản part 7
5 trang 12 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Sốt ( Febris ) part 1
5 trang 12 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Viêm - inflammatio part 8
4 trang 12 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Rối loạn chuyển hóa các chất part 10
5 trang 12 0 0 -
Bài giảng bệnh lý học thú y : Rối loạn tuần hoàn cục bộ part 7
4 trang 11 0 0