Danh mục

Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 296.40 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học bài này người học nắm được các qui định chung về thu thập bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh; các bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng; phân tích được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn; thực hiện được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm huyết thanh học, virus - miễn dịch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng CÁC LOẠI BỆNH PHẨM THƯỜNG GẶP TRONG XÉT NGHIỆM VI SINH – KÝ SINH TRÙNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Liệt kê được các qui định chung về thu thập bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh 2. Kể được tên các bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng 3. Mô tả và phân tích được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn. 4. Thực hiện được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm huyết thanh học, virus - miễn dịch. 5. Mô tả được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm ký sinh trùng - vi nấm 1. GIỚI THIỆU Trong một tiến trình xét nghiệm gồm có 3 giai đoạn là trước, trong và sau xét nghiệm. Trước xét nghiệm là giai đoạn các nhà lâm sàng thăm khám bệnh nhân, chỉ định xét nghiệm, lấy bệnh phẩm, vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm hoặc bảo quản bệnh phẩm trước khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn các nhà lâm sàng lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tới 50% độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì vậy, lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm đúng qui định là bước đầu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, trong môi trường như đất, nước, không khí và cả trên cơ thể người. Vì vậy, lấy bệnh phẩm phải đúng vị trí bị nhiễm khuẩn, tránh nhiễm bẩn. Để nuôi cấy được các tác nhân gây bệnh, các vi sinh vật có trong bệnh phẩm phải còn sống. Tuy nhiên, khi ra ngoài cơ thể các vi sinh vật rất dễ chết, thời gian chúng tồn tại bên ngoài môi trường tùy theo loài vi sinh vật nhưng trung bình khoảng 30 phút đến 2 tiếng. Bệnh phẩm sau khi lấy phải vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu quá 2 tiếng phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp nhưng thường không quá 6 tiếng. Một số bệnh phẩm nếu để trong môi trường bảo quản vi sinh vật có thể tồn tại trong vòng 24 tiếng. Vì vậy, lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh phải được thực hiện theo đúng các qui định mới có thể phát hiện đúng các vi sinh vật gây bệnh. 2. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THU THẬP BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM VI SINH 2.1. Qui định chung về an toàn sinh học 2.1.1.Tầm quan trọng - Tất cả bệnh phẩm vi sinh đều có khả năng lây nhiễm nên khi lấy, vận chuyển và bảo quản cần phải thực hiện đúng các qui định về an toàn để giảm nguy cơ lây nhiễm. - Người lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm phải được huấn luyện về an toàn sinh học. 2.1.2. Qui định chung về rửa tay và mang găng tay:  Rửa tay trước và sau khi lấy bệnh phẩm.  Qui định về mang găng tay: - Mang găng tay khi cầm vào các vật dụng chứa bệnh phẩm. - KHÔNG được mang găng tay khi cầm vào giấy xét nghiệm, khi cầm vào các vật dụng sạch như điện thoại, bàn phím vi tính, giấy xét nghiệm, bút viết. - Găng sau khi sử dụng phải được cho vào thùng đựng găng theo đúng qui định, không được vứt bừa bãi. 2.1.3. An toàn khi lấy bệnh phẩm:  Lấy bệnh phẩm đờm tìm AFB: - Bệnh phẩm đờm phải được lấy ở những nơi thoáng khí, lấy vào các lọ nhựa có nắp theo đúng qui định lấy bệnh phẩm, sau khi lấy xong phải đậy chặt nắp để tránh đổ vãi bệnh phẩm ra ngoài. - Đặt lọ đờm vào các hộp nhựa theo chiều thẳng đứng. Không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược các lọ đờm.  Lấy máu: - Sử dụng bơm kim tiêm đúng cách để tránh bị kim đâm. - Lấy máu đúng kỹ thuật - Không được đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng - Bỏ kim tiêm vào thùng chứa các vật sắc nhọn sau khi sử dụng - Máu sau khi lấy cho vào các ống phải được đậy chặt nắp, nắp phải còn nguyên vẹn. Không sử dụng các ống đựng đã bị nứt, vỡ, nắp không chặt. - Đặt các ống máu đã lấy vào các giá xốp hoặc nhựa để đảm bảo các ống máu được để thẳng đứng. Không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược các ống máu có thể gây rò rỉ máu qua nắp và dính máu vào nắp.  Lấy các bệnh phẩm khác: - Các bệnh phẩm được lấy vào các lọ nhựa hoặc thuỷ tinh theo qui định nhưng phải đảm bảo các lọ chứa phải được nắp chặt sau khi lấy. - Lọ đựng bệnh phẩm sau khi lấy xong phải được đặt vào các giá nhựa, không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược. 2.1.4. An toàn khi vận chuyển bệnh phẩm:  Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp để đảm bảo an toàn: - Lớp trong cùng: lọ chứa mẫu bệnh phẩm - Lớp giữa: Giá nhựa, giá xốp, hộp nhựa để giữ cho bệnh phẩm thẳng đứng. Nếu vận chuyển đi xa phải có lớp giấy thấm đặt kèm và cố định chặt để tránh tràn vãi. - Lớp ngoài cùng: Hộp nhựa cứng, có nắp đậy và quai xách, trên hộp phải có dán nhãn nguy hiểm sinh học.  KHÔNG để giấy xét nghiệm cùng với bệnh phẩm. KHÔNG được quấn giấy vào ống máu khi vận chuyển xét nghiệm. 2.2. Qui định chung về dụng cụ chứa bệnh phẩm: Sử dụng các dụng cụ chứa bệnh phẩm phù hợp và vô trùng. Các dụng này thường do khoa Vi sinh cung cấp. 2.3. Qui định chung về lấy bệnh phẩm: Người lấy bệnh phẩm phải là nhân viên y tế đã được huấn luyện. Phải đảm bảo ...

Tài liệu được xem nhiều: