Danh mục

Bài giảng Các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 135.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu" với mục tiêu giúp người học mô tả các vi sinh vật, đặc điểm cơ bản về vi sinh vật, đường lây truyền bệnh các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu; trình bày được các đặc trưng về tính chất gây bệnh, chẩn đoán phòng thi nghiệm và nguyên lý về phòng và điều trị các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu thường gặp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu CÁC VI SINH VẬT GÂY NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU Mục tiêu học tập: 1. Mô tả các vi sinh vật, đặc điểm cơ bản về vi sinh vật, đường lây truyền bệnh các vi  sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu. 2. Trình bày được các đặc trưng về tính chất gây bệnh, chẩn đoán phòng thí nghiệm và  nguyên lý về phòng và điều trị các vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu thường gặp I. KHÁI NIỆM VỀ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU  Nhiễm trùng đường tiểu theo vị  trí người ta chia nhiễm trùng đường tiểu dưới gồm   viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến. Nhiễm trùng đường tiểu trên như viêm   đài, bể  thận cấp, nhiễm trùng các vị  trí này có thể  xảy ra cùng lúc hoặc riêng rẽ  và có thể  không có triệu chúng lâm sàng hoặc có triệu chứng rõ.  1. Các vi khuẩn gây bệnh Nhiều vi khuẩn khác nhau có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, thường gặp nhất là các  trực khuẩn Gram âm, trong đó E.coli (xem bài các vi sinh vật gây bệnh  ở  đường tiêu hóa)  chiếm gần 80% nhiễm trùng cấp tính  ở  bệnh nhân không có bất thường về  đường tiết niệu  hoặc do sỏi. Các vi khuẩn Gram âm khác gồm Proteus, Klebsiella, enterobacter, serratia và  Pseudomonas (xem các vi khuẩn gây nhiễm trùng ở da và phần mềm) chiếm tỷ lệ thấp hơn  Cầu khuẩn Gram dương có ít vai trò trong nhiễm trùng đường tiểu, các Enterococci và  Staphylococcus aureus (xem các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và phần mềm) gây nhiễm trùng  ở   bệnh   nhân   sỏi   thận   hoặc   bệnh   nhân   có   đặt   dụng   cụ   trước   đây.   Khi   phân   lập   có  Staphylococcus aureus, nên nghi ngờ có nhiễm khuẩn máu.  Các virus có thể gây viêm thận bể thận,  ở người cytomegalovirus (CMV) thường tìm   thấy ở nước tiểu mà không có triệu chứng về thận, một số virus adeno gây viêm bàng quang  xuất huyết cấp tính. Candida và các loại nấm khác có thể  tìm thấy trong nước tiểu  ở  bệnh   nhân đặt sond tiểu hoặc ở bệnh nhân đái tháo đường. 2. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu Các triệu chứng lâm sàng không có giá trị  chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu và vị trí  nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân tiểu với lượng lớn vi khuẩn nhưng hoàn toàn không có triệu   chứng. Trong viêm bể  thận cấp các triệu chứng như  sốt cao, lạnh run, buồn nôn, mữa, tiêu   chảy có tính chất gợi ý. Cấy định lượng vi khuẩn trong nước tiểu là phương pháp chẩn đoán  có tính chất quyết định và định danh được vi sinh vật gây bệnh. Lấy mẫu nước tiểu ở vị trí bị  nhiễm trùng, tránh nhiễm bẩn từ  bên ngoài. Thường là nước tiểu giữa dòng, nước tiểu qua   sond hay qua chọc trên xương mu. Về vi khuẩn học nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có vi   khuẩn gây bệnh trong nước tiểu, trong niệu  đạo, thận và tuyến tiền liệt. Trong hầu hết   trường hợp khi cấy nước tiểu có 105 vi khuẩn (CFU) / ml ( CFU = colony forming unit ) nước   tiểu lấy giữa dòng sạch thì được xem là nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên có những trường   hợp có nhiễm trùng đường tiểu thực sự nhưng số lượng vi khuẩn trong nước tiểu giữa dòng   chỉ 102 ­104 / ml. Mẫu nước tiểu lấy bằng chọc hút trên xương mu hoặc qua đặt sonde tiểu, số  lượng vi khuẩn 102  ­104  /ml được xem là nhiễm trùng, ngược lại đôi khi số  lượng vi khuẩn   trên 105 vi khuẩn/ ml có thể do nhiễm bẩn. II. CÁC VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 2.1. ESCHERICHIA COLI  Escherichia coli (E.coli) thuộc họ  Enterobacteriaceae, là những vi khuẩn ký sinh, bình  thường có ở ruột, nhưng đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào các cơ  quan khác như  đường niệu, đường máu..., và có một số chủng E. coli có khả năng gây bệnh  tiêu chảy như ETEC, EPEC, EIEC...  E.coli là trực khuẩn gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng  E.coli có  vỏ polysaccharide, không sinh nha bào, là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, phát   triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường E.coli có rất nhiều typ huyết thanh mà công thức dựa vào sự  xác định kháng nguyên   thân O, kháng nguyên vỏ K và kháng nguyên lông H. Kháng nguyên O: Có khoảng 150 yếu tố khác nhau về mặt huyết thanh. Kháng nguyên K: Được chia ra thành loại L, A hoặc B tùy theo sức đề  kháng đối với   nhiệt. Có chừng 100 kháng nguyên K khác nhau. Kháng nguyên H: Đã xác định đượ c  khoảng 50 yếu tố H. 2.1.1. Các E.coli gây bệnh tiêu chảy ở người:  2.1.1.1. Enterotoxigenic E.coli (ETEC) Là loại E.coli sinh độc tố  ruột. ETEC là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy nặng   giống triệu chứng do Vibrio cholerae 01 gây ra ở người. Cơ chế gây bệnh: ETEC vào ruột sẽ gắn vào niêm mạc ruột nhờ các yếu tố bám dính,   đồng thời sản sinh ra độc tố  ruột tác động lên tế  bào niêm mạc ruột gây xuất tiết ra một số  lượng lớn một chất dịch đẳng trương với huyết tương. Bệnh nhân nôn, tiêu chảy liên tục,   phần lớn có đau nhức bắp cơ, đau bụng và sốt nhẹ. Có hai loại độc tố  ruột đã đượ c  nghiên cứu kỹ  về  tính chất sinh lý, sinh hóa và tính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: