Bài giảng Phụ sản 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 835.33 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Phụ sản 3 gồm 5 chương cuối, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: tiền sản giật - sản giật; nhiễm khuẩn hậu sản; bệnh tim và thai nghén; đái tháo đường và thai nghén; nhiễm trùng tiết niệu và thai nghén; viêm ruột thừa và thai nghén;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VI TIỀN SẢN GIẬT-SẢN GIẬT 6.1. Thông tin chung 6.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về tiền sản giật- sản giật. 6.1.2. Mục tiêu học tập 1. Phân loại Tăng huyết áp trong thai nghén. 2. Mô tả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật- sản giật. 3. Lựa chọn cách điều trị theo từng thể lâm sàng. 4. Kể ra được các biện pháp dự phòng Tăng huyết áp trong thai nghén. 6.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản phụ khoa trên lâm sàng. 6.1.4. Tài liệu giảng dạy 6.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 6.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 6.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 6.2. Nội dung chính 6.2.1. Đại cương Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có sẵn trước khi mang thai, hoặc xuất hiện lúc mang thai, hay nặng lên do thai nghén. Như vậy, Tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai và là dấu hiệu báo động, biểuhiện của một thai kỳ nguy cơ cao, có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 45 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm Trong sản khoa, Tăng huyết áp đi kèm với protein niệu và phù tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt mà trước đây người ta đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén, nay được gọi là tiền sản giật - sản giật. 6.2.2. Phân loại các rối loạn Tăng huyết áp do thai Theo phân loại của Williams (2019): - Tăng huyết áp thai kỳ. - Hội chứng tiền sản giật và sản giật. - Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mạn. - Tăng huyết áp mạn. 6.2.3. Tiền sản giật 6.2.3.1. Định nghĩa Tiền sản giật là bệnh lý do thai nghén hoặc ảnh hưởng của một thai nghén rất gần gây nên với sự xuất hiện Tăng huyết áp với protein niệu, có hoặc không kèm theo phù. Tiền sản giật - sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ. Tuy nhiên, với sự hiện diện của bệnh lá nuôi, tiền sản giật nặng có thể xuất hiện trước thời điểm đó. Trước đây người ta thường gọi tiền sản giật là nhiễm độc thai nghén hay hội chứng protein niệu, nhưng ngày nay người ta nhận thấy chính huyết áp cao là triệu chứng thường gặp nhất và gây nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai. Hình 1. Tăng huyết áp, phù và protein niệu trong tiền sản giật 6.2.3.2.Tỷ lệ Tiền sản giật xảy ra khoảng 5-10 % và sản giật chiếm khoảng 0,2- 0,5% trong tổng số thai nghén. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 46 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm 6.2.4. Bệnh nguyên và các yếu tố ảnh hưởng 6.2.4.1. Bệnh nguyên Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật. Một số yếu tố sau đây có thể góp phần trong sự xuất hiện tiền sản giật - sản giật. - Hiện tượng miễn dịch - Di truyền. - Các yếu tố dinh dưỡng. - Phản ứng, stress. - Phản xạ do căng tử cung trong đa thai, thai to. - Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau. - Mất cân bằng giữa Prostacyclin và Thromboxan: + Tăng sản xuất thromboxan A2 (chất gây co mạch và dễ hình thành cục máu đông.) + Giảm sản xuất prostacyclin (chất gây giãn mạch). Điều này làm giảm tỷ lệ prostacyclin/thromboxan A2, gây co mạch và dẫn đến tăng huyết áp. 6.2.4.2. Các yếu tố nguy cơ - Con so - Thai phụ lớn tuổi ( trên 35 tuổi). - Đa thai, đa ối. - Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường xảy ra sớm. - Thai nghén kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, Tăng huyết áp mãn tính. - Tiền sử có tiền sản giật - sản giật. 6.2.5. Triệu chứng 6.2.5.1. Tăng huyết áp Tăng huyết áp là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán xác định tiền sản giật. Tăng huyết áp được xác định khi tuổi thai từ 20 tuầ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VI TIỀN SẢN GIẬT-SẢN GIẬT 6.1. Thông tin chung 6.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về tiền sản giật- sản giật. 6.1.2. Mục tiêu học tập 1. Phân loại Tăng huyết áp trong thai nghén. 2. Mô tả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật- sản giật. 3. Lựa chọn cách điều trị theo từng thể lâm sàng. 4. Kể ra được các biện pháp dự phòng Tăng huyết áp trong thai nghén. 6.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản phụ khoa trên lâm sàng. 6.1.4. Tài liệu giảng dạy 6.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 6.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 6.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 6.2. Nội dung chính 6.2.1. Đại cương Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có sẵn trước khi mang thai, hoặc xuất hiện lúc mang thai, hay nặng lên do thai nghén. Như vậy, Tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai và là dấu hiệu báo động, biểuhiện của một thai kỳ nguy cơ cao, có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 45 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm Trong sản khoa, Tăng huyết áp đi kèm với protein niệu và phù tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt mà trước đây người ta đây người ta thường gọi là nhiễm độc thai nghén, nay được gọi là tiền sản giật - sản giật. 6.2.2. Phân loại các rối loạn Tăng huyết áp do thai Theo phân loại của Williams (2019): - Tăng huyết áp thai kỳ. - Hội chứng tiền sản giật và sản giật. - Tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp mạn. - Tăng huyết áp mạn. 6.2.3. Tiền sản giật 6.2.3.1. Định nghĩa Tiền sản giật là bệnh lý do thai nghén hoặc ảnh hưởng của một thai nghén rất gần gây nên với sự xuất hiện Tăng huyết áp với protein niệu, có hoặc không kèm theo phù. Tiền sản giật - sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ. Tuy nhiên, với sự hiện diện của bệnh lá nuôi, tiền sản giật nặng có thể xuất hiện trước thời điểm đó. Trước đây người ta thường gọi tiền sản giật là nhiễm độc thai nghén hay hội chứng protein niệu, nhưng ngày nay người ta nhận thấy chính huyết áp cao là triệu chứng thường gặp nhất và gây nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai. Hình 1. Tăng huyết áp, phù và protein niệu trong tiền sản giật 6.2.3.2.Tỷ lệ Tiền sản giật xảy ra khoảng 5-10 % và sản giật chiếm khoảng 0,2- 0,5% trong tổng số thai nghén. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 46 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm 6.2.4. Bệnh nguyên và các yếu tố ảnh hưởng 6.2.4.1. Bệnh nguyên Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật. Một số yếu tố sau đây có thể góp phần trong sự xuất hiện tiền sản giật - sản giật. - Hiện tượng miễn dịch - Di truyền. - Các yếu tố dinh dưỡng. - Phản ứng, stress. - Phản xạ do căng tử cung trong đa thai, thai to. - Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau. - Mất cân bằng giữa Prostacyclin và Thromboxan: + Tăng sản xuất thromboxan A2 (chất gây co mạch và dễ hình thành cục máu đông.) + Giảm sản xuất prostacyclin (chất gây giãn mạch). Điều này làm giảm tỷ lệ prostacyclin/thromboxan A2, gây co mạch và dẫn đến tăng huyết áp. 6.2.4.2. Các yếu tố nguy cơ - Con so - Thai phụ lớn tuổi ( trên 35 tuổi). - Đa thai, đa ối. - Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường xảy ra sớm. - Thai nghén kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, Tăng huyết áp mãn tính. - Tiền sử có tiền sản giật - sản giật. 6.2.5. Triệu chứng 6.2.5.1. Tăng huyết áp Tăng huyết áp là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán xác định tiền sản giật. Tăng huyết áp được xác định khi tuổi thai từ 20 tuầ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phụ sản Bài giảng Phụ sản 3 Sản phụ khoa Hội chứng tiền sản giật Nhiễm khuẩn hậu sản Bệnh đái tháo đường Nhiễm trùng tiết niệu Viêm ruột thừaTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 205 0 0 -
Báo cáo: Chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại việt nam 2008
60 trang 100 0 0 -
Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt
5 trang 96 0 0 -
49 trang 88 0 0
-
73 trang 70 0 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình: Phần 2
93 trang 68 0 0 -
Sản khoa - GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài
190 trang 54 0 0 -
10 trang 52 0 0
-
Kết quả ứng dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa
6 trang 52 0 0 -
8 trang 43 0 0