Danh mục

Bài giảng Chiến lược & chính sách kinh doanh: Phần 2 - ThS. Phan Tuấn Hải

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 763.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chiến lược & chính sách kinh doanh: Phần 2 gồm nội dung chương 4 đến chương 8. Nội dung phần này trình bày phân tích môi trường bên trong, chiến lược cấp kinh doanh; chiến lược công ty hội nhập, đa dạng hóa, liên minh; lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đơn ngành; lựa chọn chiến lược cho công ty kinh doanh đa ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chiến lược & chính sách kinh doanh: Phần 2 - ThS. Phan Tuấn Hải CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Mục tiêu học 1. Hiểu được làm thế nào để đánh giá tình hình bên trong của công ty, bao gồm tập hợp các nguồn lực và các khả năng có giá trị cạnh tranh 2.Nắm bắt các hoạt động được thực hiện bên trong như thế nào 3.Hiểu được các yếu tố quyết định cấu trúc chi phí và khả năng cạnh tranh thành công 4. Biết cách đánh giá điểm mạnh của một công ty so với đối thủ 5. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của phân tích ngành và cạnh tranh, và phân tích tình hình bên trong trong việc xác định các vấn đề chiến lược mà người quản lý phải chú ý Câu hỏi 1: Chiến lược hiện tại của công ty hoạt động tốt như thế nào? Những thước đo để xác định chiến lược hoạt động tốt bao gồm: xu thế trong chia sẽ thị phần và doanh số bán hàng, tỷ lệ đạt được và giữ lại khách hàng, xu thế trong lợi nhuận biên, xu thế trong lợi nhuận ròng, xu thế của giá cổ phiếu công ty, thế mạnh tài chính nói chung. Ngoài ra, sự thay đổi hình ảnh và danh tiếng của công ty đối với khách hàng cũng là thước đo cần thiết. Thêm vào đó, bằng chứng về sự cải thiện trong các tiến trình bên trong như: tỷ lệ phế phẩm, sự hoàn thành đơn hàng, thời gian cung cấp, số ngày tồn kho, năng suất của người làm thuê cũng góp phần không nhỏ cho việc xác định chiến lược của ông ty có hoạt động tốt hay không. Câu hỏi 2: Các nguồn lực và các khả năng có giá trị về mặt cạnh tranh là gì? Nguồn lực là các đầu vào của tiến trình sản xuất của một công ty như thiết bị nguồn vốn, các kỹ năng của cá nhân người làm thuê, các sáng chế tài chính, và các người quản lý tài năng… Các khả năng của tổ chức là các khả năng triển khai các nguồn lực được tích hợp để thực hiện một công việc, một hoạt động theo một cách thống nhất, các khả năng đặc biệt là những đóng góp vào giá trị cho khách hàng tốt hơn, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và rất khó để bắt chước. Năng lực cốt lõi là một hoạt động quan trọng về mặt cạnh tranh mà công ty thực hiện tốt hơn các hoạt động khác, thường đặt trên nền tảng kiến thức, tập trung cào con người và vào nguồn vốn tinh thần của công ty và không có trên bảng cân đối kế toán. Lợi thế cạnh tranh là các năng lực khác biệt được xác định và nuôi dưỡng trong toàn công ty, cho phép công ty thực hiện một cách hiệu quả để cung cấp sản phẩm, dịch vụ vượt trội các đối thủ cạnh tranh. 24  4 tiêu chí đo lường sức mạnh cạnh tranh của một nguồn lực & khả năng Có 4 tiêu chí để đo lường sức mạnh cạnh tranh của một nguồn lực và khả năng: ( 1 ) Có giá trị cạnh tranh thực sự; ( 2 ) Khan hiếm; ( 3 ) Khó / rất tốn kém để sao chép hoặc bắt chước; ( 4 ) Không bị thay thế bởi nguồn lực, khả năng khác. 1. Có giá trị cạnh tranh thực sự (Really competitively valuable): nguồn lực và khả năng phải có tiềm năng đóng góp vào lợi thế cạnh tranh của công ty và giúp công ty nắm bắt cơ hội hoặc hạn chế đe dọa từ môi trường bên ngoài 2. Khan hiếm (rare): không được sở hữu bởi nhiều đối thủ khác 3. Khó / rất tốn kém để sao chép hoặc bắt chước (Difficult / expensive to copy or estimate): một nguồn lực, khả năng khó bị sao chép khi duy nhất (vị trí của bất động sản, bảo vệ phát minh), được xây dựng qua thời gian dài (tên nhãn hiệu, văn hóa tổ chức hỗ trợ chiến lược), và đòi hỏi nguồn vốn lớn 4. Không bị thay thế bởi nguồn lực, khả năng khác (Nonsubstituable resoures and capabilities): khả năng tự động hóa để đạt chi phí sản xuất thấp của các nhà sản xuất ô tô có thể bị thay thay thế bởi hợp đồng sản xuất với các nhà máy ở các quốc gia có chi phí lao động thấp Câu hỏi 3: Công ty có khả năng cạnh tranh về giá và chi phí hoặc tạo ra sự khác biệt? Đánh giá xem công ty có thể cạnh tranh về giá và chi phí với các đối thủ là một phần quan trọng của phân tích bên trong. Có 2 công cụ phân tích chủ yếu là phân tích chuỗi giá trị và đo lường  Phân Tích Chuỗi Giá Trị (Value Chain Analysis - VCA) Chuỗi giá trị : Công ty được xem như là một chuỗi các hoạt động (Activities) nhằm chuyển các đầu vào (Inputs) thành các đầu ra (Outputs) để mang đến giá trị (Value) cho khách hàng. Mục đích cơ bản của doanh nghiệp là cực đại hóa sự giàu có (Wealth) của người chủ doanh nghiệp (Owners) bằng cách cung cấp giá trị (Value) cho người sử dụng thông qua các sản phẩm, dịch vụ. Chuỗi giá trị bao gồm 2 hoạt động chính: hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ. Giá trị (Value) được đo lường bởi các đặc tính thực hiện của sản phẩm và các thuộc tính mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Phân tích chuỗi giá trị là một nổ lực để hiểu doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng như thế nào bằng cách kiểm tra sự đóng góp của các hoạt động khác nhau bên trong DN cho giá trị đó. 25 Chuỗi Giá Trị Các Quản lý chung hoạt động Quản trị nguồn nhân lực hỗ Nghiên cứu, công nghệ, và phát triển hệ trợ thống Biên Mua hàng lợi nhuận Hậu Hậu Mkt và cần Các cần bán Dịch vụ đầu hoạt đầu ra hàng vào động Các hoạt động cơ bản GV: Phan Tuấn Hải - Khoa 50 QTKD - 4-50 HCM ITC Các Hoạt Động Cơ Bản(Primary activities) bao gồm Hậu cần đầu vào (Input Logistics) là các hoạt động, chi phí, và tài sản liên quan đến việc mua nhiên liệu, năng lượng, vật liệu thô, cấu thành…., nhận, lưu trữ, và phân phát các đầu vào từ N ...

Tài liệu được xem nhiều: