Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Suy tim - GS.TS.Nguyễn Phú Khang
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.44 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài giảng “Bệnh học: Suy tim” là cung cấp cho người học các kiến thức có liên quan đến căn bệnh này, như: Định nghĩa, sinh bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, và dự phòng bệnh suy tim. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Suy tim - GS.TS.Nguyễn Phú Khang BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: SUY TIM Biên soạn: GS.TS.Nguyễn Phú Khang 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Suy tim”, người học có thể nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này, như: định nghĩa, sinh bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, và dự phòng bệnh suy tim. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƢƠNG Suy tim là diễn biến cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch, làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động của bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Các thống kê trên thế giới cho thấy trong 2 thập kỷ qua, tử vong do các bệnh thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não đã giảm đáng kể trong khi tử vong do suy tim lại thấy ngày càng tăng. Nhiều tài liệu cho thấy 6 năm sau triệu chứng đầu tiên của suy tim, không còn quá 35% số bệnh nhân sống sót và nói chung một nửa số bệnh nhân suy tim bị đột tử. Trong vòng 30 năm qua, với những hiểu biết sâu về siêu cấu trúc và chuyển hóa tế bào cơ tim, về sinh lý co cơ, người ta ngày càng hiểu sâu hơn về suy tim và đã thay đổi rất nhiều chiến thuật điều trị. * Định nghĩa: Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đều khẳng định tổn thương trung tâm trong suy tim là suy giảm sức co bóp cơ tim nên người ta đã định nghĩa suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó rối loạn chức năng co bóp của cơ tim làm cho tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức và sau đó cả lúc nghỉ ngơi. II. SINH BỆNH LÝ TRONG SUY TIM 1. Tim đƣợc coi nhƣ một cái bơm nhận máu từ hệ tĩnh mạch và tống máu đi qua động mạch. Chức năng huyết động được thể hiện bằng cung lượng tim (hay chỉ số tim lít/phút/m2) phụ thuộc vào 4 yếu tố: - Tiền gánh thể hiện bằng thể tích hoặc áp lực máu cuối thì tâm trương của thất. Tiền gánh phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch đổ về và độ giãn của thất. - Hậu gánh là sức cản mà cơ tim gặp phải khi co bóp tống máu, đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi. - Sức co bóp cơ tim. 3 - Tần số tim. Sức co bóp cơ tim ↓ Tiền gánh → Cung lượng tim ← Hậu gánh ↑ Tần số tim Suy tim xảy ra khi có giảm sức co bóp cơ tim, suy tuần hoàn xảy ra khi có rối loạn các yếu tố huyết động khác nhưng nếu tăng tiền gánh hoặc tăng hậu gánh kéo dài thì sẽ làm tổn thương đến cơ tim, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp cơ tim và gây suy tim. Chức năng co bóp cơ tim có cơ sở giải phẫu là các đơn vị co cơ trong tế bào cơ tim: tốc độ co cơ phụ thuộc vào mức năng lượng được giải phóng nhờ hoạt tính ATPase trong myosin, lực tối đa đạt được trong thì co cơ đồng thể tích phụ thuộc vào số lượng ion calci tới phức hợp đó, ion calci gắn với hệ troponin - tropomyosin để làm thay đổi cấu trúc của troponin và tạo điều kiện cho actin tiếp xúc trực tiếp với myosin để làm co sợi cơ. Trong suy tim, do giảm sức co bóp cơ tim nên cung lượng tim giảm, huyết áp thấp, thể tích máu cuối thì tâm trương tăng, dẫn tới ứ máu trong thất rồi trong nhĩ và cuối cùng là ứ máu phía trước tim. Cơ thể phản ứng lại bằng một loạt cơ chế thích ứng tại tim và ngoài tim để cố gắng giữ được cung lượng tim và huyết áp ở mức bình thường và nhất là bảo đảm cung lượng máu cho những khu vực cần ưu tiên như não và vành. 1.1. Các cơ chế thích ứng tại tim: a) Giãn thất: giãn thất là phản ứng đầu tiên để tránh quá tăng áp lực cuối tâm trương của thất; giãn thất sẽ làm kéo dài các sợi cơ tim và theo định luật Starling sẽ 4 làm tăng sức co bóp của các sợi cơ tim nếu dự trữ co cơ vẫn còn. Tuy nhiên về lâu dài do giãn thất: - Thất sẽ to ra. - Xuất hiện tiếng ngựa phi do máu dồn mạnh vào thất đã giãn to, có thể có tiếng thổi tâm thu do hở van chức năng. - Có các triệu chứng của ứ máu phía trên thất trái như khó thở, xuất hiện rên ầm ở 2 nền phổi hoặc trên thất phải như tĩnh mạch cổ nổi to, gan to, phù ... b) Phì đại thất: tăng tiền gánh và tăng hậu gánh kéo dài sẽ kích thích cơ tim tăng sinh tổng hợp protein để tạo nên các đơn vị co cơ mới. Cơ tim dày ra nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân gây nên suy tim: - Nếu do cản trở tống máu thì cơ tim dày nhiều và chỉ giãn về sau khi suy tim đã rõ. - Nếu do tăng cung lượng tim như hở van hai lá thì dày thất sẽ xảy ra song song với giãn thất. - Nếu do bệnh cơ tim nguyên phát, có thể giãn đơn thuần hay kèm theo dày thất. Phì đại thất sẽ làm cho tăng công của cơ tim, tăng mức tiêu thụ oxy, giảm dự trữ vành và làm cho thất to ra. c) Tăng cường tính giao cảm: hệ thần kinh giao cảm được kích thích, catecholam ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Suy tim - GS.TS.Nguyễn Phú Khang BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: SUY TIM Biên soạn: GS.TS.Nguyễn Phú Khang 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Suy tim”, người học có thể nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này, như: định nghĩa, sinh bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, và dự phòng bệnh suy tim. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƢƠNG Suy tim là diễn biến cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch, làm giảm hoặc mất hẳn sức lao động của bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Các thống kê trên thế giới cho thấy trong 2 thập kỷ qua, tử vong do các bệnh thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não đã giảm đáng kể trong khi tử vong do suy tim lại thấy ngày càng tăng. Nhiều tài liệu cho thấy 6 năm sau triệu chứng đầu tiên của suy tim, không còn quá 35% số bệnh nhân sống sót và nói chung một nửa số bệnh nhân suy tim bị đột tử. Trong vòng 30 năm qua, với những hiểu biết sâu về siêu cấu trúc và chuyển hóa tế bào cơ tim, về sinh lý co cơ, người ta ngày càng hiểu sâu hơn về suy tim và đã thay đổi rất nhiều chiến thuật điều trị. * Định nghĩa: Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đều khẳng định tổn thương trung tâm trong suy tim là suy giảm sức co bóp cơ tim nên người ta đã định nghĩa suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó rối loạn chức năng co bóp của cơ tim làm cho tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể, lúc đầu khi gắng sức và sau đó cả lúc nghỉ ngơi. II. SINH BỆNH LÝ TRONG SUY TIM 1. Tim đƣợc coi nhƣ một cái bơm nhận máu từ hệ tĩnh mạch và tống máu đi qua động mạch. Chức năng huyết động được thể hiện bằng cung lượng tim (hay chỉ số tim lít/phút/m2) phụ thuộc vào 4 yếu tố: - Tiền gánh thể hiện bằng thể tích hoặc áp lực máu cuối thì tâm trương của thất. Tiền gánh phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch đổ về và độ giãn của thất. - Hậu gánh là sức cản mà cơ tim gặp phải khi co bóp tống máu, đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi. - Sức co bóp cơ tim. 3 - Tần số tim. Sức co bóp cơ tim ↓ Tiền gánh → Cung lượng tim ← Hậu gánh ↑ Tần số tim Suy tim xảy ra khi có giảm sức co bóp cơ tim, suy tuần hoàn xảy ra khi có rối loạn các yếu tố huyết động khác nhưng nếu tăng tiền gánh hoặc tăng hậu gánh kéo dài thì sẽ làm tổn thương đến cơ tim, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp cơ tim và gây suy tim. Chức năng co bóp cơ tim có cơ sở giải phẫu là các đơn vị co cơ trong tế bào cơ tim: tốc độ co cơ phụ thuộc vào mức năng lượng được giải phóng nhờ hoạt tính ATPase trong myosin, lực tối đa đạt được trong thì co cơ đồng thể tích phụ thuộc vào số lượng ion calci tới phức hợp đó, ion calci gắn với hệ troponin - tropomyosin để làm thay đổi cấu trúc của troponin và tạo điều kiện cho actin tiếp xúc trực tiếp với myosin để làm co sợi cơ. Trong suy tim, do giảm sức co bóp cơ tim nên cung lượng tim giảm, huyết áp thấp, thể tích máu cuối thì tâm trương tăng, dẫn tới ứ máu trong thất rồi trong nhĩ và cuối cùng là ứ máu phía trước tim. Cơ thể phản ứng lại bằng một loạt cơ chế thích ứng tại tim và ngoài tim để cố gắng giữ được cung lượng tim và huyết áp ở mức bình thường và nhất là bảo đảm cung lượng máu cho những khu vực cần ưu tiên như não và vành. 1.1. Các cơ chế thích ứng tại tim: a) Giãn thất: giãn thất là phản ứng đầu tiên để tránh quá tăng áp lực cuối tâm trương của thất; giãn thất sẽ làm kéo dài các sợi cơ tim và theo định luật Starling sẽ 4 làm tăng sức co bóp của các sợi cơ tim nếu dự trữ co cơ vẫn còn. Tuy nhiên về lâu dài do giãn thất: - Thất sẽ to ra. - Xuất hiện tiếng ngựa phi do máu dồn mạnh vào thất đã giãn to, có thể có tiếng thổi tâm thu do hở van chức năng. - Có các triệu chứng của ứ máu phía trên thất trái như khó thở, xuất hiện rên ầm ở 2 nền phổi hoặc trên thất phải như tĩnh mạch cổ nổi to, gan to, phù ... b) Phì đại thất: tăng tiền gánh và tăng hậu gánh kéo dài sẽ kích thích cơ tim tăng sinh tổng hợp protein để tạo nên các đơn vị co cơ mới. Cơ tim dày ra nhiều hay ít tùy theo nguyên nhân gây nên suy tim: - Nếu do cản trở tống máu thì cơ tim dày nhiều và chỉ giãn về sau khi suy tim đã rõ. - Nếu do tăng cung lượng tim như hở van hai lá thì dày thất sẽ xảy ra song song với giãn thất. - Nếu do bệnh cơ tim nguyên phát, có thể giãn đơn thuần hay kèm theo dày thất. Phì đại thất sẽ làm cho tăng công của cơ tim, tăng mức tiêu thụ oxy, giảm dự trữ vành và làm cho thất to ra. c) Tăng cường tính giao cảm: hệ thần kinh giao cảm được kích thích, catecholam ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng chuyên đề bệnh học Bệnh học suy tim Bài giảng Suy tim Nguyên nhân suy tim Điều trị suy tim Dự phòng bệnh suy tim Triệu chứng suy timGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Trầm cảm
17 trang 74 0 0 -
4 trang 38 0 0
-
Bài giảng Suy tim ở người cao tuổi
40 trang 30 0 0 -
46 trang 25 0 0
-
6 trang 22 0 0
-
Bài giảng Suy tim - PGS.TS. Trương Thanh Hương
58 trang 22 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị suy tim
42 trang 22 0 0 -
27 trang 22 0 0
-
Tần số tim ở bệnh nhân hội chứng vành mạn
5 trang 22 0 0 -
Bài giảng Sinh lý bệnh tuần hoàn
44 trang 21 0 0