Bài giảng chuyên đề "Bệnh học: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ" cung cấp các kiến thức giúp người học có thể nắm được các định nghĩa, giải phẫu sinh lý cột sống cổ; đĩa đệm cột sống cổ; bệnh căn, bệnh sinh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống - nền; các hình thức thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán quyết định thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:BỆNH HỌC: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Thoát vị đĩa đệm cột sốngcổ”, người học nắm được những kiến thức có liên quan bệnh này như:Giải phẫu, sinh lý cột sống cổ; Đĩa đệm cột sống cổ; Bệnh căn, bệnh sinhthoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Lâm sàng; Hội chứng thiểu năng tuần hoànhệ động mạch sống - nền; Các hình thức thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Vịtrí thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán quyếtđịnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; và Điều trị bệnh Thoát vị đĩa đệm cộtsống cổ. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƢƠNG Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân,thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đếnnăng xuất lao động xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cộtsống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ởcác trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2%của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnhnhân đau cổ - vai đến khám khoảng 28 - 35%. Hồ Hữu Lương và cs cho thấytỷ lệ bệnh nhân đau cổ - vai - cánh tay điều trị tại khoa Thần kinh - Bệnh viện103 trong 10 năm từ 1990 - 1999 chiếm 23,1%. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểunguyên nhân các chứng bệnh đau cổ - vai, đồng thời điều trị và dự phòng cácchứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sựkết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, điều trị lý liệu, phục hồichức năng. 1. Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ Cột sống có 32 - 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 - C7, đốt C1 còngọi là đốt đội, đốt C2- còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ratrước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước - sau, ởmặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn vàdày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sốngtách làm hai củ dài dần từ C2 - C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 - C5, nhỏ dần từC6 và C7. Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩađệm này dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước. 3Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiềucao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống 2. Đĩa đệm cột sống cổ * Đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận chính để liên kết các đốt sống. Đĩađệm được cấu tạo bởi: nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn. - Nhân nhầy nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 trước (nằm ở phía trướchơn so với đoạn thắt lưng). - Vòng sợi: ở phía sau cũng dày hơn phía trước do đó hạn chế lồi hoặcthoát vị đĩa đệm vào ống sống. - Mâm sụn: thuộc về thân đốt sống nhưng có liên quan với đĩa đệm.Mâm sụn gắn chặt vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi cónhiều lỗ nhỏ có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm (theo kiểu khuyếch tán) vàbảo vệ xương khỏi bị nhân nhầy ép vào, bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩntừ xương đi tới. Đĩa đệm bình thường không hiện hình trên phim X.quang thường (trừkhi bị vôi hoá). Chiều cao đĩa đệm được xác định bằng khoảng cách giữa hai thân đốtsống. Bình thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân đốt sống là 1/6 - 1/4. Nhân nhầy có sự di chuyển khi cột sống cử động. Trong động tác gấpngười, nhân nhầy chuyển động về phía sau, đĩa đệm hẹp lại ở phía trước.Trong tư thế nghiêng phải, nghiêng trái, đĩa đệm cũng di chuyển theo hướngngược lại. Biến đổi trên dây xảy ra trên toàn bộ đoạn cột sống có tham giađộng tác. Trường hợp thoát vị đĩa đệm, có thể thấy khe đĩa đệm có “góc mởchọn lọc” ở một vị trí nhất định (trong khi các khe đĩa đệm khép lại thì đĩađệm bị thoát vị lại có góc mở). 4 * Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn: - Thần kinh: đĩa đệm được các nhánh màng tủy (ramus meningeus)phân bố cảm giác (do V.Luschka phát hiện năm 1850) và được gọi là dây thầnkinh quặt ngược Luschka. Nhánh màng tủy là một nhánh ngọn của dây thầnkinh tuỷ sống đi từ hạch sống, sau khi đã tiếp nhận những sợi giao cảm củachuỗi hạch giao cảm cạnh sống, trở lại chui qua lỗ tiếp hợp, uốn theo cungsau vào đường giữa, nằm sau dây chằng dọc sau rồi phân bố các nhánh cảmgiác cho dây chằng dọc sau, màng cứng và những lớp ngoài cùng của vòngsợi đĩa đệm, bao khớp đốt sống, cốt mạc đốt sống bằng những sợi ly tâm vàgiao cảm. Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơhọc là dây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và bản thân dây thần kinh tủysống. - Mạch máu của đĩa đệm: chủ yếu có ở xung quanh vòng sợi (trongnhân nhầy không có mạch máu). Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằngkhuyếch tán (theo Schmorl, 1932), các ...