Danh mục

Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cầm máu, đông máu và chống đông máu

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.96 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cầm máu, đông máu và chống đông máu với mục tiêu giúp người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Định nghĩa cầm máu, co mạch, sự hình thành nút tiểu cầu, sự hình thành cục máu đông; định nghĩa đông máu, cơ chế đông máu, sự co cục máu đông, sự tan cục máu đông; các yếu tố trên bề mặt nội mạc, các yếu tố trong huyết tương, chống đông máu ngoài cơ thể. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cầm máu, đông máu và chống đông máu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ HỌC:CẦM MÁU, ĐÔNG MÁUVÀ CHỐNG ĐÔNG MÁU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học: Cầm máu, đông máu vàchống đông máu”, người học nắm được những kiến thức có liên quannhư: Định nghĩa cầm máu, Co mạch, Sự hình thành nút tiểu cầu, Sự hìnhthành cục máu đông; Định nghĩa đông máu, Cơ chế đông máu, Sự co cụcmáu đông, Sự tan cục máu đông; Các yếu tố trên bề mặt nội mạc, Cácyếu tố trong huyết tương, Chống đông máu ngoài cơ thể. 2 NỘI DUNG I. CẦM MÁU 1. Định nghĩa Cầm máu là một quá trình sinh lý, sinh hóa tổng hợp nhằm chấm dứthoặc ngăn cản sự mất máu của cơ thể khi mạch máu bị tổn thương hoặc bịđứt. Cầm máu được thực hiện nhờ các cơ chế: co mạch, sự hình thành nút tiểucầu, đông máu, co cục máu, tan cục máu đông và sự phát triển mô xơ trongcục máu đông để đóng kín vết thương. Để đánh giá khái quát chức năng cầm máu, các nhà lâm sàng thường sửdụng hai xét ngiệm: xác định thời gian chảy máu (sơ bộ đánh giá các yếu tốcủa thành mạch và tiểu cầu), xác đinh thời gian đông máu (sơ bộ đánh giá cácyếu tố gây đông máu của huyết tương). Thời gian máu chảy theo phươngpháp của Duke là 3 phút. Thời gian máu đông theo phương pháp của Milianlà 7 phút. 2. Co mạch Ngay sau khi mạch bị tổn thương, mạch máu bị co lại do tính đàn hồicủa thành mạch. Co mạch còn được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và thầnkinh-thể dịch. Những kích thích gây đau từ nơi tổn thương, những chất trunggian hoá học được giải phóng khi đau gây phản xạ co cơ trơn thành mạch.Đồng thời lúc này tại nơi tổn thương, tiểu cầu bị vỡ ra, giải phóng serotoningây co mạch tại chỗ. 3. Sự hình thành nút tiểu cầu Tại nơi tổn thương, tế bào nội mạc hoặc thành mạch tổn thương để lộsợi collagen, tiểu cầu bám vào những nơi này và bị hoạt hoá. Khi tiểu cầu bịhoạt hoá, các protein trong nó có rút mạnh và giải phóng ra các yếu tố làm 3hoạt hoá các tiểu cầu bên cạnh, làm cho chúng dính vào nhau tạo nên nút tiểucầu bịt kín chỗ tổn thương (nếu là các tổn thương nhỏ). Hàng ngày cơ thể taphải chịu hàng trăm vết rách rất nhỏ nơi mao mạch do sang chấn. Nhờ cóchức năng này mà cơ thể tránh được sự chảy máu mao mạch. 4. Sự hình thành cục máu đông Tiểu cầu giải phóng ra các yếu tố gây co mạch và gây đông máu, tạo racục máu đông bổ sung cho nút tiểu cầu để bịt kín chỗ tổn thương (nếu là cáctổn thương lớn hơn). Đông máu phát triển nhanh trong vòng 1-2 phút. Nhữngchất hoạt hoá gây đông máu được giải phóng do tổ chức và mạch máu bị tổnthương, những chất do tiểu cầu giải phóng và những chất gây đông máu củahuyết tương được hoạt hoá, đã phát động một quá trình đông máu. Nếu vếtthương không quá nặng, sau 3-6 phút cục máu đông hình thành bịt kín vếtthương. Sau 20 phút đến 1 giờ, cục máu đông co lại làm cho cục máu vữngchắc hơn. Sau khi cục máu đông hình thành, vài giờ sau các nguyên bào sợi xâmnhập, biến cục máu đông thành mô xơ trong 1-2 tuần lễ, nếu là cục máu đôngnhỏ và vết thương nhỏ. Nếu là vết thương lớn, tổn thương rộng, máu mấtnhiều, cơ thể không tự bảo vệ được, cần phải có sự can thiệp kịp thời. II. ĐÔNG MÁU. Trong máu và trong các mô có chứa khoảng 50 chất có ảnh hưởng tớiquá trình đông máu. Các chất kích thích quá trình gây đông máu gọi là cácchất gây đông máu. Các chất lại ức chế quá trình gây đông máu gọi là cácchất chống đông máu. Máu có đông hay không đông là phụ thuộc vào sự cânbằng giữa các chất gây đông máu và các chất chống đông máu. Bình thườngmáu trong cơ thể không đông là do chất chống đông máu chiếm ưu thế. Khi 4máu, mạch máu bị tổn thương, khi máu lấy ra ngoài cơ thể, các chất gây đôngmáu được hoạt hoá và trở nên ưu thế, đông máu được thực hiện. 1. Định nghĩa Đông máu là một quá trình chuyển máu ở thể lỏng sang thể đặc, màthực chất là chuyển fibrinogen ở dạng hòa tan thành fibrin ở dạng không hoàtan. 2. Cơ chế đông máu (các giai đoạn của quá trình đông máu). Đông máu được diễn ra theo một cơ chế rất phức tạp. Đây là một quátrình hoạt hoá và hoạt động của các enzym với mục đích là tạo ra fibrin.Thông thường người ta chia quá trình đông máu ra làm ba giai đoạn: - Giai đoạn hình thành phức hợp prothrombinase. - Giai đoạn hình thành thrombin. - Giai đoạn hình thành fibrin. 2.1. Sự hình thành phức hợp prothrombinase. Khởi động cho cơ chế đông máu là sự hình thành phức hợpprothrombinase. Đây là một cơ chế rất phức tạp (có lẽ là phức tạp nhất) vàkéo dài nhất của quá trình đông máu. Quá trình được xảy ra khi có chấnthương thành mạch và mô, khi có chấn thương máu, khi có sự tiếp xúc củamáu với tế bào nội mạc tổn thương hoặc với sợi collagen của mạch máu, với ...

Tài liệu được xem nhiều: