Danh mục

Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 5.1 và 5.2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 936.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Cơ khí ứng dụng: Chương 5.1 và 5.2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm về chi tiết máy và các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy; Lắp ghép các chi tiết máy. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 5.1 và 5.2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội CƠ KHÍ ỨNG DỤNG Mã học phần: CH3456 Khối lượng 3(3-1-0-6) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất Chương 5 Chi tiết máy 5.1. Khái niệm về chi tiết máy và các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy 5.2. Lắp ghép các chi tiết máy 5.2.1. Lắp ghép bằng đinh tán 5.2.2. Lắp ghép bằng độ dôi 5.2.3. Lắp ghép bằng ren 5.2.4. Lắp ghép bằng then và then hoa 5.3. Truyền động cơ khí 5.3.1. Các khái niệm về truyền động 5.3.2. Truyền động bánh ma sát 5.3.3. Truyền động đai 5.3.4. Truyền động xích 5.3.5. Truyền động bánh răng 5.3.6. Truyền động trục vít Chương 5 Chi tiết máy 5.4. Trục và ổ đỡ 5.4.1. Trục và kết cấu trục 5.4.2. Ổ trượt 5.4.3. Ổ lăn 5.4.4. Nối trục CHƯƠNG 5: CHI TIẾT MÁY 5.1 Khái niệm về chi tiết máy và các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy 5.1.1. Khái niệm về sản phẩm, chi tiết máy, bộ phận máy, cơ cấu máy, phôi a) Sản phẩm • Trong sản xuất cơ khí cũng như trong các lĩnh vực cơ khí khác, sản phẩm là một danh từ quy ước chỉ vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn chế tạo cuối cùng của một cơ sở sản xuất. • Sản phẩm không chỉ là máy móc hoàn chỉnh đem sử dụng được mà còn có thể là cụm máy hay chi tiết máy. Ví dụ: nhà máy sản xuất xe đạp có sản phẩm là xe đạp, nhà máy sản xuất ôtô có sản phẩm là ôtô, nhưng nhà máy sản xuất ổ bi thì sản phẩm lại là các ổ bi. b) Chi tiết máy • Đây là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưng của nó là không thể tách ra được và đạt mọi yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ: bánh răng, trục xe đạp, bulông,... • Có thể xếp các chi tiết máy thành hai nhóm:  Chi tiết máy có công dụng chung: là các chi tiết máy dùng được trong nhiều máy khác nhau.Ví dụ: bulông, đai ốc, bánh đai, xích, bánh răng,...  Chi tiết máy có công dụng riêng: là các chi tiết máy chỉ được dùng trong một số máy nhất định. Ví dụ: trục khuỷu, trục cam, thân máy,... c) Bộ phận máy • Đây là một phần của máy, bao gồm hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyên lý máy nhất định có thể là liên kết động hay liên kết cố định. Ví dụ: moay ơ của xe đạp, hộp giảm tốc, hộp số,... • Có rất nhiều loại máy khác nhau về tính năng, hình dáng, kích thước... Tuy nhiên bất kỳ máy nào cũng đều cấu tạo bởi nhiều bộ phận máy. Ví dụ: máy tiện: ụ động, hộp số,… d) Cơ cấu máy • Đây là một phần của máy hoặc của bộ phận máy có chức năng nhất định trong máy. Ví dụ: đĩa, xích, líp của xe đạp tạo thành cơ cấu chuyển động xích trong xe đạp. • Một cơ cấu có thể là một bộ phận máy, nhưng các chi tiết trong một cơ cấu có thể nằm ở nhiều bộ phận khác nhau. e) Phôi • Đó là một từ kỹ thuật có tính chất quy ước dùng để chỉ một vật phẩm được tạo ra từ một quá trình sản xuất này chuyển sang một quá trình sản xuất khác. Ví dụ: kết thúc quá trình đúc, ta nhận được một vật đúc có hình dáng, kích thước theo yêu cầu, những vật đúc này có thể là:  Sản phẩm của quá trình đúc.  Chi tiết đúc, nếu như không cần gia công gì thêm.  Phôi đúc, nếu vật đúc phải qua gia công cắt gọt như tiện, phay, bào... Như vậy trong trường hợp này, sản phẩm của quá trình đúc được gọi là phôi đúc. • Hiện nay các phương pháp chế tạo phôi trong sản xuất cơ khí bao gồm đúc, gia công áp lực, hàn và cắt kim loại bằng khí, hộp quang điện, tia lửa điện. 5.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy Khả năng làm việc của chi tiết máy được đánh giá bằng các chỉ tiêu chính như sau: a) Độ bền; b) Độ cứng; c) Độ bền mỏi; d) Khả năng chịu nhiệt; e) Độ ổn định dao động; Tuỳ theo vật liệu chế tạo, hình dạng và kích thước chi tiết máy và điều kiện làm việc của nó mà người ta đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy bằng một hoặc nhiều hoặc tất cả các chỉ tiêu nói trên. Ví dụ nếu chi tiết máy chỉ làm việc ở điều kiện bình thường thì không cần chỉ tiêu d) khả năng chịu nhiệt,… 5.2 Lắp ghép các chi tiết máy 5.2.1 Lắp ghép bằng đinh tán • Ghép bằng đinh tán thuộc vào loại mối ghép cố định và không thể tháo rời được; • Các chi tiết được ghép chặt với nhau nhờ đinh tán; a) Các loại đinh tán • Đinh tán: được chế tạo từ thanh kim loại tròn, thường có một mũ được làm sẵn gọi là mũ sẵn và mũ thứ hai được hình thành sau khi tán gọi là mũ tán; • Hình dáng và quan hệ kích thước của một số loại đinh tán tiêu chuẩn được giới thiệu như hình vẽ: Các kiểu đinh tán: a) Mũ chỏm cầu; b) Mũ chìm; c) Mũ nửa chìm; d) Mũ chỏm cầu dẹt; e) Mũ côn • Chiều dài nguyên thủy của đinh tán: l = ∑δ + (1,5 – 1,7)d • Với: ∑δ - là tổng chiều dày của các tấm thép; d - là đường kính đinh tán; • Vật liệu làm đinh tán thường là thép cacbon thấp như: CT2, CT3, C10, C15,… Ở những mối ghép bằng kim loại màu và hợp kim màu thì đinh tán thường được làm bằng kim loại màu như như đồng và hợp kim của đồng, nhôm và hợp kim của nhôm,… • Ưu nhược điểm: + Ưu điểm của mối ghép bằng đinh tán là chắc chắn, dễ kiểm tra chất lượng, ít làm hỏng các chi tiết máy được ghép khi cần tháo rời (so với ghép bằng hàn); + Nhược điểm là tốn kim loại, giá thành cao, hình dạng và kích thước cồng kềnh. b) Mối ghép bằng đinh tán Theo công dụng - các mối ghép bằng đinh tán được chia làm 2 loại: • Mối ghép chắc: dùng trong các kết cấu thép chịu tải trọng rất nặng, trong các cụm kết cấu của thiết bị bay,… • Mối ghép chắc kín: dùng trong các kết cấu nồi hơi, thiết bị chịu áp lực,… ở đây ngoài yêu cầu về chịu tải trọng còn phải đảm bảo độ kín khít. Theo hình thức cấu tạo - có thể chia ra: • Mối ghép chồng; • Mối ghép giáp mối với một tấm đệm • Mối ghép giáp mối với hai tấm đệm Theo số lượng hàng đinh - có thể chia ra: • Mối ghép có một hàng đinh mỗi bên • Mối ghép có hai hàng đinh mỗi bên Một số giá trị kích thước chính của đinh tán: • Bước t: là khoảng cách giữa 2 đinh tán kề nhau trong một hàng đinh, thường chọn theo công thức: ...

Tài liệu được xem nhiều: