Danh mục

Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 0 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.59 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Cơ khí ứng dụng: Chương 0 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội" được biên soạn với các nội dung chính sau: Giới thiệu về cơ khí ứng dụng trong công nghiệp hóa chất; Các đặc thù của cơ khí hóa chất; Các khái niệm chung về máy móc và chi tiết cơ khí; Quy trình sản xuất cơ khí; Độ chính xác gia công. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 0 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội CƠ KHÍ ỨNG DỤNG Mã học phần: CH3456 Khối lượng 3(3-1-0-6) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất NỘI DUNG MÔN HỌC BÀI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: VẬT LIỆU VÀ CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU CHƯƠNG 2: CƠ HỌC VẬT LIỆU CHƯƠNG 3: GIA CÔNG CƠ KHÍ CHƯƠNG 4: NGUYÊN LÝ MÁY CHƯƠNG 5: CHI TIẾT MÁY CHƯƠNG 6: THIẾT BỊ VỎ MỎNG 1 BÀI MỞ ĐẦU A. Giới thiệu về cơ khí ứng dụng trong CN hóa chất. B. Các đặc thù của cơ khí hóa chất C. Các khái niệm về chung máy móc và chi tiết cơ khí D. Quá trình sản xuất cơ khí E. Độ chính xác gia công A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ KHÍ ỨNG DỤNG TRONG CNHC A1. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi Kết thúc học phần sinh viên có được các khái niệm cơ bản về vật liệu, gia công cơ khí, chi tiết cơ khí, dẫn động cơ khí và thiết bị chịu áp lực để có thể tự tìm hiểu được nguyên lý hoạt động và khả năng chế tạo các loại máy móc, thiết bị dùng trong công nghệ hóa học. Nội dung vắn tắt học phần Cung cấp các kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí, cơ tính và khả năng ứng dụng trong đặc thù của ngành hóa chất; nguyên lý chuyển động của các cơ cấu, các chi tiết cơ khí điển hình, nguyên lý của các phương pháp gia công cơ khí, nguyên lý truyền động cơ khí, kết cấu và qui trình chế tạo, thử nghiệm của thiết bị vỏ mỏng chịu áp suất cao. 2 A2. CƠ KHÍ VÀ CƠ KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ HỌC Các vật liệu Độ bề của xe và chế tạo xe? các chi tiết? Nguyên lý Các chi tiết có lắp lẫn truyền động? được không? Xe cấu tạo từ chi tiết nào? Các chi tiết lắp Các chi tiết được chế ghép như thế nào? tạo như thế nào? Bơm, máy nén, quạt? Các thiết bị công nghệ? Các thiết bị gia công chế biến? Bồn bể chứa? Đường ống công nghệ? CƠ KHÍ TRONG CÁC NHÀ MÁY HOÁ CHẤT 3 A3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Tùng, Nguyễn Tiến Đào, Nguyễn thúc Hà, Cơ khí đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006 2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, Tập 1 & 2, NXB Giáo dục, 2006 3. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, NXB Giáo dục, 2006 4. Nghiêm Hùng, Vật liệu học cơ sở, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007 5. Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng, Sức bền vật liệu, Tập 1, 2 & 3, NXB Giáo dục, 1999 6. Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, Nguyên Lý Máy, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006 B. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TB HÓA CHẤT 1. Các máy và thiết bị hóa chất thường làm việc trong những điều kiện đặc biệt về áp suất và nhiệt độ. Từ độ chân không tuyệt đối cho đến áp suất cao hàng ngàn atmosphere, và nhiệt độ từ gần điểm không tuyệt đối đến hàng ngàn độ. 2. Làm việc với các chất có tính mài mòn, hoặc ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa cực kỳ mạnh. Vì vậy các thiết bị phải được thiết kế với kết cấu phù hợp, được chế tạo từ các vật liệu đặc biệt hoặc có các biện pháp chống ăn mòn và mài mòn. 4 3. Các hóa chất thường có tính độc và tính cháy nổ cao, vì vậy có các đòi hỏi nghiêm ngặt về thiết kế, chế tạo và vận hành để đảm bảo an toàn và phòng chống ô nhiễm môi trường. 4. Các thiết bị thường nằm trong dây truyền sản xuất hoạt động liên tục, việc ngừng hoạt động của một thiết bị dẫn đến những tác hại to lớn cho quá trình sản xuất và các thiết bị khác trong dây truyền. 5. Các thiết bị trong công nghiệp hoá chất rất đa dạng về chủng loại và nguyên lý làm việc. 6. Nhiều thiết bị có kích thước siêu trường siêu trọng, nên việc thiết kế phải tính đến phương án gia công, vận chuyển và lắp đặt phù hợp. SIÊU TRƯỜNG SIÊU TRỌNG Một tháp công nghệ của NM Dung Quất 5 TÍNH ĐA DẠNG CỦA THIẾT BỊ HOÁ CHẤT 6 TÍNH ĐA DẠNG CỦA THIẾT BỊ HOÁ CHẤT TÍNH ĐA DẠNG CỦA THIẾT BỊ HOÁ CHẤT 7 C. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG TRONG SX CƠ KHÍ C1. PHÂN BIỆT MÁY VÀ THIẾT BỊ Máy (machinery) có các cơ cấu chuyển động Thiết bị (equipment) không có có cấu chuyển động Hai thuật ngữ này không có ranh giới cụ thể mà đan xen vào nhau. Ví dụ máy đập, máy bơm, máy nghiền, máy khuấy trộn, máy sàng... thiết bị phản ứng, thiết bị chưng cất, thiết bị trích ly, thiết bị cô đặc.... C2. CHI TIẾT MÁY Đây là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy, đặc trưng của nó là không thể tách ra được và đạt mọi yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ: bánh răng, trục xe đạp, bulông, đai ốc... Có thể xếp các chi tiết máy thành hai nhóm: - Chi tiết máy có công dụng chung: là các chi tiết máy dùng được trong nhiều máy khác nhau.Ví dụ: bulông, bánh răng, trục... - Chi tiết máy có công dụng riêng: là các chi tiết máy chỉ được dùng trong một số máy nhất định. Ví dụ: trục khuỷu, trục cam, van... 8 C2. CHI TIẾT MÁY C3. BỘ PHẬN MÁY Đây là một phần của máy, bao gồm hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyên lý máy nhất định có thể là liên kết động hay liên kết cố định. Ví dụ: moay ơ trước, moay ơ sau của xe đạp, hộp giảm tốc... Có rất nhiều loại máy khác nhau về tính năng, hình ...

Tài liệu được xem nhiều: