Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Cơ sở khoa học môi trường: Khả năng hấp thu" trình bày các khái niệm về khả năng hấp thu của đất, hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp phụ cơ học, dung tích hấp phụ của đất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường: Khả năng hấp thu - Nguyễn Thanh Bình
Cơ sở khoa học môi trường – Khả năng hấp thu
Nội dung
1. Khái niệm
2. Hấp phụ sinh học
3. Hấp phụ cơ học
4. Hấp phú hóa học
5. Dung tích hấp phụ của đất\n
Cơ sở khoa học môi trường – Khả năng hấp phụ của đất
Khái niệm
Hấp phụ là đặc tính của đất có thể hút được các chất rắn,
chất lỏng hoặc chất khí làm tăng nồng độ hoặc số lượng
của các chất đó trên bề mặt của hạt keo đất
Cơ sở khoa học môi trường – Khả năng hấp phụ của đất
Khái niệm
Trong đất có chứa nhiều hạt đất kích thước càng nhỏ, sẽ
có tỷ diện lớn, năng lượng bề mặt lớn thì khả năng hấp
phụ cao.
Như vậy keo đất là cơ sở tạo ra sự hấp phụ của đất, đất
càng nhiều hạt keo thì khả năng hấp phụ càng cao.
Khả năng hấp phụ của đất sét bao giờ cũng > đất thịt >
đất cát
Cơ sở khoa học môi trường – Khả năng hấp phụ của đất
Hấp phụ sinh học
Sự thu hút các cation và
anion trong đất vào trong
cơ thể sinh vật đất (vi sinh
vật, thực vật và động vật
sống trong đất) để biến
thành chất hữu cơ trong cơ
thể chúng.
Sau khi chúng chết đi xác của chúng làm cho
chất hữu cơ của đất tăng lên và sau khi được vi
sinh vật phân giải thì các cation, anion đó được
trả lại cho đất, tạo ra một vòng tuần hoàn sinh
học
Cơ sở khoa học môi trường – Khả năng hấp phụ của đất
Hấp phụ cơ học
Đất có thể giữ lại các hạt vật chất nhờ
các khe hở giữa các hạt đất.
Đây là hiện tượng thu giữ các chất hoàn
toàn cơ học.
Điều kiện của sự hấp phụ này là:
- Khe hở của đất có kích thước nhỏ
hơn kích thước hạt vật chất bị hấp
phụ.
- Khe hở của đất có kích có thể lớn,
nhưng bờ khe hở gồ ghề hay ngoằn
ngoèo, đã cản trở sự di chuyển của
các hạt vật chất và các hạt nhỏ được
giữ lại ở những chỗ gồ ghề