Danh mục

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 3 - Trường ĐH Xây dựng

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.86 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 3 Cấu trúc đô thị và các bộ phận cấu thành đô thị, cung cấp cho người học những kiến thức như: cấu trúc của đô thị; các thành phần đất đai trong đô thị; một số đặc điểm, tính chất của các khu chức năng đô thị;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 3 - Trường ĐH Xây dựng CƠ SỞ QUY HOẠCH & KIẾN TRÚC Bài 3: CẤU TRÚC ĐT VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH ĐT Khoa: Kiến trúc & Quy hoạch Hà Nội, 2017 I. CẤU TRÚC CỦA ĐT 1. Bối cảnh - Năm 1769 máy hơi nước ra đời. Năm 1804 tàu hỏa ra đời. Năm 1825 tàu thủy ra đời... Thời kỳ bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ thuật → sự thúc đẩy ra đời của hàng loại các đô thị. Một đô thị phải đảm bảo 4 nhu cầu cơ bản của người dân ĐT: - Chức năng sản xuất - Chức năng ăn, ở - Chức năng đi lại, giao tiếp - Chức năng nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao (Theo công ước Athens năm 1932) 2. Cơ cấu hệ thống dân cư đô thị Dựa trên: Quy mô dân cư và bán kính phục vụ của CTCC tạo thành các đơn vị ở, khu ở hoặc không chia tách tùy theo cấp, loại ĐT Bao gồm 3 cấp: ❖ Đơn vị ở: là đơn vị cơ sở của dân cư ĐT - Quy mô dân cư; khoảng 4.000 – 12.000 dân (TB 7.000-10.000 dân) - Bán kính phụ vụ của CTCC (trường mầm non, tiểu học…) từ 0,5-1km - Cấp quản lý hành chính tương đương cấp Phường - Đơn vị ở đặc thù (làng xóm ĐTH, khu tập thể gần cụm công nghiệp cũ..) không hoàn toàn tuân thủ theo nguyên lý quy hoạch bên trên ❖ Cấp khu ở: bao gồm từ 3 – 4 đơn vị ở gộp lại - Quy mô dân cư; khoảng 25.000 – 45.000 dân - Bán kính phụ vụ của CTCC cấp khu ở (trường THPT, siêu thị…) từ 1,5-2,5km - Cấp quản lý hành chính tương đương cấp Quận ❖ Cấp toàn đô thị: gồm một số khu ở gộp lại có cấp quản lý hành chính tương đương với cấp đô thị - cấp Thành phố 3. Hệ thống công trình dịch vụ ❖ Chia làm 3 cấp phục vụ - Trung tâm cấp I: Dịch vụ thường kỳ, dịch vụ định kỳ ngắn hạn, mô hình sử dụng hàng ngày của người dân ĐT. Bán kính phục phụ nhỏ hơn 500m - Trung tâm cấp II: Dịch vụ chu kỳ, dịch vụ định kỳ dài hạn, công trình phục vụ nhu cầu từ 1-2 lần/tuần. Bán kính phụ vụ nhỏ hơn 1.500m - Trung tâm cấp III: Dịch vụ bất kỳ, những công trình dịch vụ sử dụng từ 1-2 lần/tháng Đặt tại trung tâm của đô thị 4. Mối quan hệ giữa mô hình cấu trúc và hệ thống CT dịch vụ Bao gồm: ❖ Mô hình cấu trúc tầng bậc Tổ hợp các đơn vị QH theo nguyên tắc lãnh thổ. Trong đó các đơn vị QH nhỏ hơn bao giờ cũng bố trí xung quanh và hướng về trung tâm của đơn vị QH cao hơn nó. - Ưu điểm cấu trúc tầng bậc + Công trình dịch vụ ở trung tâm; giúp làm giảm giá thành xây dựng công trình hạ tầng. + Phân cấp giao thông, đảm bảo bán kính phục vụ của các CTCC, an toàn giao thông cao do người dân không phải đi cắt qua giao thông ĐT + Quy mô và ranh giới đơn vị ở trùng với ranh giới hành chính giúp quản lý dễ dàng hơn. - Nhược điểm: Không hoàn toàn phù hợp với tâm lý người sử dụng trong việc lựa chọn dịch vụ đô thị vì người dân không có khái niệm phân cấp mà chủ yếu sử dụng theo chất lượng, giá cả dịch vụ, đặc biệt khi có sự chênh lệch lớn. - Phạm vi áp dụng: thường áp dụng trong các ĐT lớn có mật độ dân cư đông ❖ Mô hình cấu trúc phi tầng bậc Không tuân thủ theo nguyên tắc lãnh thổ. Tất cả các đơn vị QH bố trí trên một tuyến liên tục, thường là một tuyến giao thông. - Ưu điểm cấu trúc phi tầng bậc; + Phù hợp với tâm lý thích vượt cấp sử dụng dịch vụ đô thị theo sở thích và theo lựa chọn. + Thúc đẩy sự cạnh tranh, làm tăng khả năng lựa chọn, nâng cao chất lượng dịch vụ. - Nhược điểm; + Công trình dịch vụ phân tán, cấp phụ vụ đan xen, chồng chéo, khó kiểm soát, quản lý + Không rõ vị trí trung tâm, bán kính phụ vụ khu ở, đơn vị ở + Hệ thống GT không được phân cấp rõ ràng, luồng hoạt động trồng chéo, GT không an toàn - Phạm vi áp dụng: cho các ĐT tuyến dải, hay nằm trên trục GT lớn ❖ Mô hình cấu trúc hỗn hợp (tầng bậc và phi tầng bậc) Kết hợp mềm dẻo giữa hai dạng để phát huy những mặt mạnh của từng cấu trúc G¾n kÕt c«ng tr×nh th¬ng m¹i cÊp I víi c«ng C«ng trinh gi¸o dôc, v¨n hãa, c©y xanh liªn kÕt tr×nh cÊp II. C«ng tr×nh gi¸o dôc, v¨n hãa thµnh côm. C«ng tr×nh th¬ng m¹i c¸c cÊp liªn kÕt vÉn ë trung t©m ®¬n vÞ ë theo tuyÕn S¬ ®å quy ho¹ch cÊu tróc hçn hîp (phi tÇng bËc+tÇng ❖ bËc) Mô hình cấu trúc đơn cực, đa cực ĐT có thể có một trung tâm (dạng đơn cực) hoặc nhiều trung tâm (dạng đa cực) tùy theo quy mô ĐT. II. CÁC THÀNH PHẦN ĐẤT ĐAI TRONG ĐT Chia ra làm: ❖ Đất xây dựng ĐT: - Đất xây dựng khu dân dụng (đất ở, đất xây dựng CTCC, đất CX, công viên, đất giao thông ĐT và hạ tầng kỹ thuật) - Đất ngoài dân dụng (công nghiệp, kho tàng, đất giao thông đối ngoại, đất di tích lịch sử, tôn giáo, đất an ninh quốc phòng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất đầu mối kỹ thuật) ❖ Đất nông, lâm, thủy sản ❖ Đất mặt nước, sông hồ lớn. 1. Đất xây dựng ĐT ❖ Đất dân dụng: đất đai xây dụng môi trường cư chú ở, sinh hoạt của người dân đô thị bao gồm: - Đất khu ở - Đất công trình công cộng, hạ tầng xã hội - Đất xây xanh công viên thể thao - Đất giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật Chỉ tiêu đất Dân dụng của ĐT (1996) Theo Quy chuẩn Xây dựng, Việt Nam, tập II, năm 1996 Đất khu dân dụng (m2/người) Loại ĐT Đất ở Đất giao Đất CTCC Đất cây Toàn khu dân thông xanh dụng I - II 25-28 19-21 4-5 6-7 54-61 III - IV 35-45 16-20 3-4 7-9 61-78 V 45-55 10-12 3-3,5 12-14 > 80 Quy hoạch khu đô thị mới Gia Lâm ❖ Đất ngoài dân dụng: đất đai xây dựng các chức năng tạo thị, nơi làm việc của lao động - Đất công nghiệp, kho tàng - Đất giao thông đối ngoại - Đất di tích, tôn giáo lịch sử - Đất an ninh quốc phòng - Đất nghĩa trang - Đất đầu mối kỹ thuật, cây xanh cách ly 2. Đất nông, lâm, thủy sản. 3. Đất mặt nước sông hồ lớn III. MỘT ...

Tài liệu được xem nhiều: