Danh mục

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Cơ sở thiết lập quy hoạch - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Cơ sở thiết lập quy hoạch, cung cấp cho người học những kiến thức như: Các nhân tố tạo đô thị; tính chất của đô thị; khái niệm dân cư đô thị, dân số, mật độ dân số; đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Cơ sở thiết lập quy hoạch - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH BÀI GIẢNG CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH HÀ NỘI - 2013 CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1. CÁC NHÂN TỐ TẠO THỊ • 1.1. Định nghĩa: • Các nhân tố tạo thị là các nhân tố tạo nên sự tập trung dân cư vào đô thị, các hoạt động thể hiện vai trò của đô thị đối với các mặt phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của chính đô thị đó, hay 1 vùng quê hoặc 1 quốc gia. • 1.2.Phân loại: • Các nhân tố tạo thị bao gồm: • Trung tâm hành chính của quốc gia, vùng, tỉnh, huyện. Hà Nội – Trung tâm hành chính quốc gia CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1. CÁC NHÂN TỐ TẠO THỊ • 1.2.Phân loại: • Trung tâm công nghiệp: các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất,.. • Ví du: Thái Nguyên ( Gang thép, cơ khí, luyện kim..), Việt Trì (Phân lân, giấy), … Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1. CÁC NHÂN TỐ TẠO THỊ 1.2.Phân loại: • Đầu mối giao thông vận tải: Bến xe, sân bay, tàu, cảng… • Trung tâm thương mại dịch vụ: Đầu mối giao lưu buôn bán quốc tế. VD: Lạng Sơn, Móng Cái.. • Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng: Các đô thị có tính chất lịch sử, văn hóa, ..) • Trung tâm văn hóa, thể thao • Trung tâm giáo dục, đào tạo. Cửa khẩu Móng Cái Cảng Hải Phòng Cảng Đà Nẵng CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1.3.Cơ sở lựa chọn nhân tố tạo thị chủ đạo • Mỗi đô thị có thể có một hay vài nhân tố tạo thị chủ đạo để để ra các thứ tự ưu tiên phát triển đô thị trong giai đoạn trước mắt • - Điều kiện vị trí tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khí hậu, cảnh quan.. • - Điều kiện tài nguyên nhân văn: Con người, lao động, giá trị lịch sử, văn hóa • -Các nguồn lực hiện có: vị trí, cơ sở hạ tầng,.. • - Tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay của đô thị. • - Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và không gian của vùng.. CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH • 1.4. Nguyên tắc lựa chọn yếu tố tạo thị chủ đạo : ➢ Tính kế thừa : tránh thay đổi liên tục tính chất đô thị có thể gây xáo trộn lớn đến xã hội, phải có kế thừa và phát huy. ➢ Tính bền vững, lâu dài : Khi đô thị có nhiều tiềm năng, tài nguyên (nhiều nhân tố tạo thị), phải lựa chọn nhân tố tạo thị không mâu thuẫn hoặc cản trở nhau để hướng tới phát triển bền vững và lâu dài. ➢ Đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng. CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 2.TÍNH CHẤT CỦA ĐÔ THỊ • 2.1. Xác định tính chất đô thị • - Tính chất đô thị nói tới chức năng, nhiệm vụ và vai trò của đô thị đó về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội trong phạm vi của một vùng, một lãnh thổ hay của quốc gia. (phân loại theo tinh chất) (Hà nội, thành phố Hồ chí Minh, Đà nẵng) • - Dựa vào tính chất đô thị xác định cơ cấu lao động đô thị, cơ cấu đất đai, và hướng phát triển trong tương lai của đô thị. (tỷ lệ các loại đất thay đổi theo tính chất). • - Mỗi đô thị có một tính chất chủ đạo dựa trên tiềm năng thế mạnh ưu tiên, bên cạnh đó các chức năng phụ hỗ trợ trong quá trình phát triển đô thị và: • - Tính chất đô thị có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. ( Thành phố Hạ long) • Việc xác định đúng tính chất đô thị có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở xây dựng quy hoạch đô thị phù hợp với sự phát triển phải có của đô thị đó. CƠ SỞ THIẾT LẬP QUY HOẠCH 2.TÍNH CHẤT CỦA ĐÔ THỊ • 2.1. Xác định tính chất đô thị • 1. Phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước cho từng vùng chức năng hay một vùng đô thị được quy định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. (Ví dụ 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước Bắc – Trung – Nam) • 2. Vị trí của đô thị trong quy hoạch vùng lãnh thổ: QH vùng lãnh thổ xác lập mối quan hệ về kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị của đô thị trong không gian vùng lãnh thổ, đảm bảo cho tổng thể vùng phát triển ổn định, bền vững. Hướng phát triển đô thị nằm trong vùng sẽ được quy định trong mối quan hệ vùng đó. (Ví dụ Hải Dương). • Trong điều kiện chưa có quy hoạch vùng ổn định, xác định tính chất sẽ dựa trên những số liệu điều tra cơ bản của khu vực và vùng lân cận về : • 3. Các tiềm năng sẵn có của đô thị về điều kiện tự nhiên (vị trí, cảnh quan, khí hậu), tài nguyên thiên nhiên, con người ( nhân lực, tay nghề, văn hóa), điều kiện hạ tầng kỹ thuật… • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Hiện nay đang có 3 vùng phát triển kinh tế trong cả nước : Bắc – Trung – Nam. Mỗi vùng có những đặc đIểm riêng về đIều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như những tiềm năng và lợi thế khác nhau. Trong mục tiêu phát triển chung của cả nước đến năm 2020 đảm bảo cân đối giữa 3 vùng, các đô thị trong mỗi vùng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau để đẩy mạnh phát triển của vùng đó. (MB: tập trung hàng đầu là công nghiệp, cảng; MT: du lịch, khai thác dàu khí; MN: thương mai, dịch vụ, xuất khẩu gạo.) Mối quan hệ vùng: Các tiềm năng sẵn có của đô thị • Quỹ tài nguyên khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên: có mỏ khoáng sản, năng lượng (than, apatit, dàu mỏ ) có bãi biển đẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên, địa hình địa mạo ( cảng biển, sân golf), • Tài nguyên nhân văn: là những giá trị về văn hoá, con người, lối sống ( không gian cư trú, kiến trúc, công trình nghệ thuật, tập quán…); hay có giá trị lịch sủ với những công trình tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc (khu bảo tồn di tích,) • Nguồn lực lao động, có lực lượng lao động trẻ, sáng tạo, có tri thức hay có thợ thủ công lành nghề, khéo léo. • Điều kiện cơ sở hạ tầng dịch vụ: có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ, chất lương có khả năng thu hút đầu tư, ...

Tài liệu được xem nhiều: