Thông tin tài liệu:
Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý giúp bạn nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý, giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi, liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống, trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể, nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu. Chúc bạn học tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lýGiải phẫu và sinh lý ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝMục tiêu học tập: 1. Nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì? 2. Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi 3. Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống 4. Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể 5. Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LÀ GÌ? - Giải phẫu là nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể. Giải phẫu học có sức hấp dẫn nhất định vì nó cụ thể, có có thể quan sát được, sờ được, kiểm tra được mà không cần phải tưởng tượng. Giải phẫu được chia làm 2 phần: Gải phẫu đại thể: có thể quan sát được mà không cần phải dùng kính hiển vi Giải phẫu vi thể: đòi hỏi phải dùng kính hiển vi - Sinh lý là giải thích những chức năng của các phần của cơ thể, có nghĩa là tìm hiểu xem các bộ phận của cơ thể hoạt động như thế nào. Trong cơ thể chúng ta, cấu trúc và chức năng hoạt động cùng với nhau giúp cho các bộ phận của cơ thể hoạt động đạt hiệu quả nhất II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 1. Định nghĩa: Cân bằng nội môi là sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định cho dù môi trường bên ngoài thay đổi. 2. Đặc tính và cơ chế duy trì cân bằng nội môi: - Cân bằng nội môi đạt được khi cấu trúc và chức năng được phối hợp hoàn toàn và tất cả các hệ thống trong cơ thể cùng làm việc với nhau. 1 Giải phẫu và sinh lý - Trong thực tế thì hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này, và sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan và mô chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội tiết - Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: § Bộ phận tiếp nhận kích thích § Bộ phận điều khiển § Bộ phận thực hiện § Liên hệ ngược (feedback âm tính) - Khi cân bằng nội môi không được duy trì thì chúng ta sẽ trở nên bệnh, thậm chí có thể chết. Một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội môi thường gặp là do cơ thể bị stress quá mức III. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN CƠ THỂ SỐNG - Ở cấp độ cơ bản nhất, cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tử, đây là những đơn vị cơ bản nhất của mọi vật chất. Khi hai hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau sẽ hình thành nên phân tử. Nếu một phân tử được kết hợp từ nhiều hơn một nguyên tố thì đó là hợp chất. - Tế bào là những đơn vị độc lập nhỏ nhất của sự sống. Tế bào có những chức năng cơ bản gồm: chuyển hoá (trao đổi chất), dễ bị kích thích, tăng trưởng và sinh sản. - Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào giống nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. Mô được chia làm 4 loại là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, và mô thần kinh - Một cơ quan là sự hợp nhất lại của hai hay nhiều loại mô để cùng thực hiện một chức năng chuyên biệt - Một hệ thống là một nhóm những cơ quan làm việc cùng với nhau để thực hiện chức năng chính của cơ thể. Tất cả những hệ thống trong cơ thể sẽ phối hợp với nhau để hình thành nên cơ thể sống. 2 Giải phẫu và sinh lý IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ 1. Hệ Da: bao gồm da và tất cả những cấu trúc có nguồn gốc từ da. Chức năng chính của da là giữ tất cả những cơ quan ở bên trong và ngăn cản những thứ không mong muốn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong 2. Hệ Xương: bao gồm xương, sụn, màng sụn, khớp, gân và dây chằng. Hệ xương có 5 chức năng quan trọng là: Nâng đỡ và tạo hình cho cơ thể Giúp cơ thể di chuyển Bảo vệ các cơ quan cạnh chúng Nơi dự trữ Calcium và Phospho Nơi sản xuất tế bào máu3. Hệ Cơ: bao gồm tất cả các cơ trong cơ thể. Chức năng chính của hệ cơ là giúp cơ thể di chuyển và điều hoà nhiệt độ cơ thể 4. Hệ Nội Tiết: là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất hormon theo máu đến và tạo các tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hormon điều hoà những hoạt động chuyển hoá bên trong tế bào, sự tăng trưởng và phát triển, stress và đáp ứng với chấn thương, sự sinh sản, và nhiều chức năng quan trọng khác. 5. Hệ Thần Kinh: bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nó cũng bao gồm các cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh và hệ nội tiết là những hệ điều hoà và kiểm soát chính của cơ thể. 6. Hệ Tim Mạch: bao gồm tim, máu, và mạch máu. Một chức năng vô cùng quan trọng của hệ tim mạch là vận chuyển Oxy và các chất cần thiết đến những mô của cơ thể cần, và chuyên trở những chất thải của cơ thể đến phổi và thận để thải ra ngoài. 7. Hệ Bạch Huyết: bao gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Hệ bạch huyết giúp hấp thu trở lại lượng dịch và protein dư thừa vào máu, nó còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ, vi sinh vật hay những tế bào ung thư. 3 Giải phẫu và sinh lý 8. Hệ Hô Hấp: bao gồm toàn bộ quá trính hít vào và thở ra. Chức năng chính của hệ hô hấp là thực hiện trao đổi khí giữa máu và không khí 9. Hệ Tiêu Hoá: bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Chức năng chính của hệ tiêu hoá là phá vỡ thức ăn bằng các cơ chế ...