Danh mục

Bài giảng đại cương về Nhân học y học và các tình huống lâm sàng: Phần 2

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.33 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1 cuốn tài liệu Bài giảng Nhân học y học và các tình huống lâm sàng mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 để biết được các tình huống lâm sàng sử dụng trong giảng dạy nhân học y học như: Chủ đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản; chủ đề vệ sinh môi trường và thói quen của người bản địa;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng đại cương về Nhân học y học và các tình huống lâm sàng: Phần 2 CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY NHÂN HỌC Y HỌC1 – CHỦ ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN1.1. TÌNH HUỐNG 1Đối tượng học tập: - Hộ sinh, điều dưỡng, y sĩ; - BSĐK hệ tập trung 4 năm (năm thứ hai); BSĐK hệ chính quy 6 năm (năm thứ ba).Mục tiêu học tập: Sau khi thực hành xong tình huống này, HSSV có thể: 1.Thực hiện được kỹ năng giao tiếp hiệu quả với thai phụ là người bản địa. 2.Phát hiện được các dấu hiệu bình thường và bất thường của thai phụ. Các tình huống lâm sàng 3.Tư vấn được chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho thai phụ là người bản địa.Nội dung tình huống: Chị Mai Hoa Niê Kđăm, 28 tuổi, dân tộc Ê-đê, sống ở xã Cư Drăm, huyện KrôngBông, tỉnh Đắk Lắk. Chị đã có một con trai 3 tuổi. Hiện chị đang mang thai lần thứ haiđược 6 tháng và đây là lần đầu tiên kể từ khi mang thai, chị đến khám thai tại y tế TYTxã. Chị than phiền trong thời gian gần đây chị ăn uống kém, hay bị mệt mỏi và 2-3 ngàymới đi cầu 1 lần. Ở nhà, chị Mai Hoa Niê Kđăm không dùng thuốc gì.Câu hỏi: Là một nhân viên làm việc tại TYT xã, bạn hãy: 1.Áp dụng kỹ năng giao tiếp để hỏi chị Mai Hoa Niê Kđăm về những thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của chị và sự phát triển của thai. 2.Kết quả khám ban đầu: Tim phổi bình thường, huyết áp 110/70 mmHg, da hơi xanh, niêm mạc hơi nhợt, không phù; thử protein nước tiểu âm tính, tuổi thai được xác định là 25 tuần, tim thai nghe rõ, tần số 135 lần/phút. Bạn hãy đánh giá tình trạng sức khỏe của chị Mai Hoa Niê Kđăm. 3. Hãy tư vấn cho chị Mai Hoa Niê Kđăm về cách CSSK trong thời kỳ mang thai. Các tình huống lâm sàng sử dụng trong giảng dạy Nhân học y học 119 1.2. TÌNH HUỐNG 2 Đối tượng học tập: - Hộ sinh trung cấp; - BSĐK hệ tập trung 4 năm (năm thứ ba). Mục tiêu học tập: Sau khi thực hành xong tình huống này, HSSV có thể: 1. Phát hiện được các yếu tố nguy cơ trong mang thai, chuyển dạ và sinh tại nhà. 2. Trình bày cách thuyết phục sản phụ người DTTS đến sinh tại CSYT. 3. Tư vấn cho bà mẹ người DTTS cách chăm sóc sau sinh và KHHGĐ. Nội dung tình huống: Chị Ka Lang 31 tuổi, dân tộc Cơ-ho ở tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chuyển dạ sinh con lần thứ tư. Theo phong tục tập quán tại địa phương, chị Ka Lang sẽ sinh tại nhà và với tư thế đẻ ngồi. Ba lần trước chị cũng đẻ tại nhà và không có CBYT trợ giúp. Hiện chị có 2 con sống. Trong lần đẻ thứ ba, con chị được 10 ngày thì mất, chị cũng không biết lý do vì sao. Chị Ka Lang không được khám thai lần nào trong suốt quá trình thai nghén lần này. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, nhờ có người mách bảo, chồng chị Ka Lang đã đến mời chị Nga là nhân viên của TYT xã đến hỗ trợ. Câu hỏi: 1.Chị Nga cần thu thập các thông tin gì để đánh giá các yếu tố nguy cơ ở sản phụ Ka Lang? 2.Thông qua việc hỏi và thăm khám cho chị Ka Lang, chị Nga nhận thấy: - Thể trạng rất gầy yếu, da xanh xao, tim phổi bình thường; - Thai ngôi đầu, tim thai nghe đều rõ, 145 lần/phút; - Cổ tử cung mở 4cm, đầu chặt. Nếu ở vị trí của chị Nga, bạn sẽ hướng dẫn cách xử trí cho chị Ka Lang như thế nào? 3.Chị Nga đã theo dõi và thực hiện đỡ đẻ tại nhà cho chị Ka Lang bằng gói đỡ đẻ sạch. Cháu gái, nặng 2.700g, khóc yếu, da không tím tái, phản xạ bình thường. Bạn hãy đóng vai chị Nga để hướng dẫn chị Ka Lang chăm sóc sau sinh. 1.3. TÌNH HUỐNG 3 Đối tượng học tập: - Hộ sinh, điều dưỡng, y sĩ; - BSĐK hệ tập trung 4 năm (năm thứ hai).120 Các tình huống lâm sàng sử dụng trong giảng dạy Nhân học y họcMục tiêu học tập: Sau khi thực hành xong tình huống này, HSSV có thể: 1.Xác định được những quan niệm chưa đúng của đồng bào DTTS về việc đi khám phụ khoa. 2.Tư vấn để đồng bào DTTS thay đổi quan niệm không đúng và đi khám phụ khoa.Nội dung tình huống: Là cán bộ y sĩ xã, sau một ngày đi phỏng vấn cộng đồng, bạn dừng chân nghỉ ở mộtquán nước ven đường thuộc một xã nhỏ thuộc huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, bạn gặpchị H’Len, 23 tuổi, dân tộc Ê-đê, có chồng và có một con trai 5 tuổi. Qua trò chuyệnđược biết chị thường bị đau bụng, ra khí hư hôi nhưng ngại đi khám phụ khoa. Chị sợtốn kém và cảm thấy xấu hổ. Mặc dù đã sinh con tại TYT nhưng chị cho rằng khám phụkhoa là phô bày thân thể để cho bác sĩ và y tá xem và họ lại bàn tán về cơ thể mình.Câu hỏi: 1.Xác định những quan niệm không đúng về việc đi khám phụ khoa của chị H’Len. 2.Tư vấn để chị H’Len thay đổi quan niệm không đúng và đi khám phụ kho ...

Tài liệu được xem nhiều: