Danh mục

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.01 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: tổng quan về mua lại và sáp nhập (M&A); phân loại M&A; ảnh hưởng của M&A tới doanh nghiệp; các phương thức tiến hành hoạt động M&A;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư 104 quốc tế 105 Nội dung chương 4 4.1 Tổng quan về mua lại và sáp nhập (M&A) 4.2 Phân loại M&A 4.3 Ảnh hưởng của M&A tới doanh nghiệp 4.4 Các phương thức tiến hành hoạt động M&A 106 4.1 Tổng quan về mua lại và sáp nhập (M&A) 4.1.1 Khái niệm M&A 4.1.2 Đặc điểm M&A 107 4.1.1 Khái niệm M&A Mua lại doanh nghiệp (Acquisition) Theo OECD, Mua lại doanh nghiệp là việc một công ty đạt được quyền sở hữu và quyền kiểm soát, toàn bộ hoặc một phần, một công ty hoặc pháp nhân kinh doanh khác. Theo Điều 29. Luật Cạnh tranh (2018), Mua lại doanh nghiệp (acquisition) là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 108 4.1.1 Khái niệm M&A (tiếp) Sáp nhập doanh nghiệp (merger) Theo OECD, Sáp nhập doanh nghiệp (merger) là sự kết hợp hai hoặc nhiều công ty vào một công ty hiện có hoặc để thành lập một công ty mới. A A C A B B (1) (2) 109 4.1.1 Khái niệm M&A (tiếp) Sáp nhập doanh nghiệp (merger) Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018; Điều 200 & 201, Luật Doanh nghiệp 2020 • Sáp nhập doanh nghiệp (merger) là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. • Hợp nhất doanh nghiệp (consolidation) là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. 110 4.1.2 Đặc điểm M&A ´ Mua lại và sáp nhập (M&A) là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm soát công ty đó, hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới. ´ Phần lớn các thương vụ M&A đều hướng tới mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, nhờ tận dụng được những lợi thế về công nghệ, kênh phân phối, v.v của bên bị sáp nhập, hợp nhất hay bên bị mua lại. ´ M&A dù ở hình thức nào (mua lại, sáp nhập và hợp nhất) cũng đều có sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo nên một thực thể sxkd được kỳ vọng là mạnh hơn, nhưng bản chất và hậu quả pháp lý của chúng là khác nhau. 111 Đặc điểm Mua lại doanh nghiệp Sáp nhập doanh nghiệp Hợp nhất doanh nghiệp Chủ thể liên Công ty bị mua lại & Công ty Công ty bị sáp nhập & Công Công ty bị hợp nhất & Công ty quan mua lại ty nhận sáp nhập được hợp nhất Bản chất Chuyển quyền sở hữu /kiểm Chuyển toàn bộ tài sản, Góp chung tài sản, quyền, giao dịch soát (toàn bộ or một phần) quyền, nghĩa vụ và lợi ích nghĩa vụ và lợi ích để thành doanh nghiệp cho một chủ hợp pháp sang cho công ty lập công ty mới sở hữu mới nhận sáp nhập Hậu quả Công ty bị mua lại vẫn tồn Chấm dứt sự tồn tại của các Tạo ra một công ty mới (công pháp lý tại, không thay đổi tên pháp công ty bị sáp nhập và giữ ty được hợp nhất) và chấm lý, nhưng thuộc sở hữu/bị nguyên sự tồn tại của công dứt sự tồn tại của các công ty kiểm soát bởi công ty mua ty nhận sáp nhập bị hợp nhất lại Thủ tục Hợp đồng mua bán doanh Hợp đồng sáp nhập Hợp đồng hợp nhất pháp lý nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp. 112 4.2 Phân loại M&A 4.2.1 M&A theo dây chuyền sản xuất kinh doanh 4.2.2 M&A theo cách thức tài trợ 4.2.3 M&A theo thiện chí của các bên 113 ´ Theo dây chuyền sản xuất kinh doanh • M&A xuyên biên giới theo chiều ngang (Horizontal cross-border M&A): diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh). • M&A xuyên biên giới theo chiều dọc (Vertical cross-border M&A): diễn ra giữa các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: o M&A lùi (Backward), vd: liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất o M&A tiến (Forward) vd: liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. • M&A xuyên biên giới hỗn hợp, còn gọi là M&A xuyên biên giới theo kiểu tập đoàn (conglomerate cross-border M&A): diễn ra giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. 114 ´ Theo cách thức tài trợ: • Mua lại tài sản (asset acquisition): mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty mục tiêu • Mua lại cổ phần (share acquisition): mua lại cổ phần trong công ty mục tiêu từ các cổ đông cá nhân. 115 ´ M&A theo thiện chí của các bên • M&A thân thiện (friendly): xảy ra khi công ty bị mua lại thể hiện sự sẵn sàng đồng ý với thoả thuận mua lại của công ty nhận mua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: