Danh mục

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 6: thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 763.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 6 giúp người học tìm hiểu về: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đai ở phường, thị trấn; thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở phường, thị trấn. Ngoài ra cuối chuyên đề còn có các bài tập tình huống cùng một số phụ lục để người học tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 6: thanh tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và môi trường ở phường, thị trấn Chuyên đề 6:THANH TRA; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG, THỊ TRẤN1. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về đất đaiở phường, thị trấn1.1. Thanh tra, kiểm tra đất đai1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra đất đai1.1.1.1. Khái niệm thanh tra, kiểm tra đất đai Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng thiết yếu củaquá trình quản lý nhà nước; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực,hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đailà việc xem xét tại chỗ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tácquản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước vềđất đai và việc quản lý sử dụng đất của người sử dụng đất. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở chủ yếu tập trung vàothanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền cấp cơ sởvà việc sử dụng đất của người sử dụng đất tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là xem xét tại chỗ việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đối với công tác quản lý nhà nước về đấtđai và việc sử dụng đất của người sử dụng đất, qua đó nhằm rút ra những nhậnxét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưuđiểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sửdụng đất đai ở cơ sở.1.1.1.2. Mục đích, phạm vi hoạt động - Mục đích của hoạt động thanh Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là chức năng thiết yếu của công tác quảnlý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp xã, qua đó mà biết được kết quả tácđộng của cơ quan quản lý nhà nước đối và đối tượng quản lý tốt hay chưa tốt đểkhắc phục những hạn chế tồn tại, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêmchỉnh, bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý đất đai ở địa phương. Vì vậy thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích: + Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối vớiđất đai của UBND cấp xã. + Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảmcho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 235 + Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửađổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế xã hội. - Phạm vi hoạt động Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Thanh tra chuyên ngành đất đai làhoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyênmôn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiệnthanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệnthanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp kiểm traviệc quản lý và sử dụng đất tại địa phương mình thuộc phạm vi quản lý.1.1.1.3. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra đất đai * Đối tượng: Đối tượng thanh tra, kiểm tra đất đai bao gồm đối tượng thựchiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai (người quản lý) và đối tượng sửdụng đất (người sử dụng đất). - Người quản lý về đất đai: Gồm các cơ quan quản lý nhà nước thực hiệnquyền đại diện chủ sử hữu nhà nước về đất đai. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việcthống nhất quản lý nhà nước về đất đai; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trongquản lý nhà nước về đất đai; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lýnhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địaphương để giúp cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụcông về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luât. Ở phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: