Danh mục

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 3: Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 872.71 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề 4 gồm có các nội dung chính sau: Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hồ sơ địa chính và chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; giới thiệu cơ sở dữ liệu đất đai; một số tình huống trong đăng ký, thống kê đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 3: Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai Chuyên đề 3: ĐĂNG KÝ, THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản gắn liền với đất.1.1. Khái quát chung và một số quy định về đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắnliền với đất.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đăng ký đất đai.1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là việc thực hiện thủ tụchành chính để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đấtvào hồ sơ địa chính. * Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng kýlần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý vềquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyềnquản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. * Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăngký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc mộtsố thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm - Đều phải thực hiện một số công việc nhất định theo quy định của bên tổchức thực hiện đăng ký (còn gọi là thủ tục đăng ký) và phù hợp với quy định củapháp luật. - Là quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có liên quan nếu việc đăngký đó do cơ quan của Nhà nước thực hiện. - Ghi vào sổ của cơ quan thực hiện đăng ký; trường hợp kết quả đăng ký có ýnghĩa trong các giao dịch dân sự thì cấp giấy chứng nhận minh chứng việc đăng ký đó. - Mục đích của việc đăng ký là xác lập mỗi quan hệ pháp lý giữa bên tổchức việc đăng ký và đối tượng phải thực hiện đăng ký nhằm đảm bảo quyền lợivà ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên. - Là thủ tục hành chính do Nhà nước quy định và bắt buộc đối với mọitrường hợp sử dụng đất. - Do Nhà nước quy định và thực hiện. - Bắt buộc đối với mọi trường hợp sử dụng đất. - Được thực hiện đối với đất đai là loại tài sản đặc biệt, cụ thể: + Có giá trị đặc biệt vì: giá trị sử dụng không thể thiếu và có ý nghĩa sốngcòn với mọi tổ chức, cá nhân; Giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu ngày càngtăng; Giá đất thường xuyên thay đổi và có xu hướng tăng cao. 79 + Thường có các tài sản gắn liền (nhà, công trình xây dựng, cây rừng, câylâu năm). - Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất vì: + Quyền sở hữu tài sản đôi khi không thuộc về người sử dụng đất; + Các tài sản nếu phải di dời thì suy giảm hoặc không còn giá trị; - Thực hiện cả hai việc: + Ghi vào hồ sơ địa chính làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ theoquy hoạch và pháp luật. + Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất yên tâmđầu tư; có điều kiện thực hiện các quyền.1.1.2. Đối tượng và nội dung đăng ký.1.1.2.1. Đối tượng đăng ký * Người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất Theo Điều 5 luật Đất đai năm 2013 đối tượng đăng ký gồm - Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệpcông lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọichung là tổ chức); - Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cánhân) - Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùngđịa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tươngtự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; - Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chứctôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoạigiao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoạigiao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộcLiên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổchức liên chính phủ; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật vềquốc tịch - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhàđầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luậtvề đầu tư. 80 * Người sử dụng đất chịu trách nhiệm đăng ký gồm: - Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoạigiao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: