Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAITRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN:Giải phẫu sinh lý NGÀNH/NGHỀ: Y sỹ - Điều dưỡng ( Áp dụng cho Trình độ. Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 1 GIẢI PHẪU - SINH LÝI. MỤC TIÊU 1. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và liên quan của các cơ quan trongcơ thể người trên mô hình, tranh vẽ. 2. Trình bày được chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể người và cáchoạt động điều hoà chức năng các cơ quan đó. 3. Vận dụng được kiến thức đã học về giải phẫu, sinh lý áp dụng vào nhận địnhvà chăm sóc người bệnh.II. NỘI DUNGIII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy - Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực. - Thực tập: Tại phòng thực tập giải phẫu - Sinh lý của trường. Sử dụng mônhình, tranh, làm thực nghiệm để hướng dẫn học sinh. 2. Đánh giá - Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Thi trắc nghiệm: Bài thi có câu hỏi trắc nghiệm, sửdụng tranh ảnh, mô hình. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Giải phẫu - Sinh lý -Tài liệu giảng dạy trong các Trường trung cấp Y tế - Bài giảng sinh lý. - Bài giảng giải phẫu. - Giáo trình Học phần Giải phẫu - Sinh lý của Trường. 2 BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU - SINH LÝMục tiêu học tập : 1. Trình bày được đại cương giải phẫu người . 2. Trình bày được đại cương giải sinh lý người .Nội dung :I- Đại cương giải phẫu :1. Định nghĩa : Giải phẫu là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, vị trí các cơquan trong cơ thể người. Sự khác nhau giữa giải phẫu và phẫu thuật : Giải phẫu là mổ xác đểnghiên cứu còn phẫu thuật là mổ người sống để chữa bệnh. Giải phẫu là cơ sở của tất cả các môn y học .2. Tư thế và vị trí, chiều hướng giải phẫu :a. Tư thế giải phẫu: Là tư thế người đứng thẳng, hai tay buông xuôi, mắt và haibàn tay hướng về phía trước .b. Vị trí, chiều hướng giải phẫu: Ta có các khái niệm sau. - Trên, dưới - Trước, sau. - Phải, trái. - Trong, ngoài. Ngoài ra còn các định hướng khác: - Gần, xa. - Quay, trụ. - Gan tay, mu tay ( chân ) . Người ta cũng chia các đoạn chi của cơ thể ( cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳngchân) thành 3 đoạn để mô tả các vị trí gọi là: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.3. Đại cương xương:a. Thành phần, số lượng: 3 Người có khoảng 206 xương được chia làm hai phần. - Xương trục: + Xương sọ, mặt. + Xương thân mình: gồm xương sống và xương sườn, xương ức. - Xương chi: Xương chi trên và xương chi dưới.b. Chức năng của xương: - Nâng đỡ cơ thể, tạo ra hình thái của mỗi người . - Bảo vệ cơ thể. - Tạo thành hệ vận động. - Tạo huyết. - Dự trữ chất khoáng.c. Phân loại: - Xương dài: xương đùi, xương cánh tay, xương chày, xương trụ... - Xương ngắn: các xương ở cổ tay, cổ chân... - Xương dẹt: xương chậu, xương sọ... - Xương bất định: là xương mà hình dáng khó mô tẳ như: xương chậu,xương hàm dưới...4. Khớp: Sự liên kết giữa hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau gọi là khớp. Theo chức năng có khớp động, bán động và bất động.5. Đại cương cơ: Gồm 3 loại. - Cơ vân: (cơ bám xương ) sức co mạnh, vận động theo ý muốn của conngười. - Cơ trơn: nằm ở thành các nội tạng, vận động không theo ý muốn. - Cơ tim: có cả tính chất của cơ vân và cơ trơn.II- Đại cương sinh lý: Sinh lý là môn học nghiên cứu các quá trình, hiện tượng diễn ra trong cơthể người bình thường. Trong cơ thể người có các quá trình cơ bản sau. - Chuyển hóa: Gồm hai quá trình . + Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận đượccủa môi trường chuyển hóa thànhchất dinh dưỡng của cơ thể. 4 + Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất thành chất đơn giản trong đó cóCac- bo-níc và nước được đào thải ra ngoài. Quá trình này cần có O-xy và tạo ranăng lượng cho cơ thể. - Tính chịu kích thích: Là khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với cáctác nhân kích thích từ nội tại hoặc ngoại môi. - Sự sinh sản: Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển. Sinh vậtsinh sản theo hai cách vô tính và hữu tính. Người sinh sản hữu tính. Con cái sinh ra mang đặc tính của bố và mẹ là tính di truyền. Sự thay đổi của tinh di truyền là biến dị. Di truyền và biến dị là cơ sở tiến hóa của sinh vật. BÀI 2 CƠ MẠCH MÁU THẦN KINH VÙNG ĐẦU, MẶT CỔ, NÁCH, THÂN MÌ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Giải phẫu sinh lý Giải phẫu sinh lý Điều hòa thân nhiệt Giải phẫu da Động mạch nách Động mạch cảnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Atlas Giải Phẫu Người phần 2 - NXB Y học
270 trang 252 0 0 -
83 trang 208 0 0
-
Khảo sát động mạch cảnh bằng siêu âm mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
5 trang 173 0 0 -
Đề cương ôn thi môn Giải phẫu sinh lý có đáp án
15 trang 45 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
Tài liệu tham khảo Giải phẫu sinh lý (Dùng cho đào tạo trình độ cao đẳng)
166 trang 34 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 trang 31 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
140 trang 28 0 0 -
Bài giảng SLB điều hòa thân nhiệt - sốt
16 trang 25 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 1 - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
354 trang 25 0 0 -
98 trang 24 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ xương
171 trang 23 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu hệ tiêu hóa
140 trang 22 0 0 -
Chuyên đề Giải phẫu sinh lý: Phần 1
152 trang 21 0 0 -
Chuyên đề Giải phẫu sinh lý: Phần 2
164 trang 21 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Hệ hô hấp
56 trang 20 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạnh Cần Thơ
167 trang 20 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu - Sinh lý: Phần 1
35 trang 19 0 0 -
Giáo trình Thực hành thú y: Phần 1
98 trang 19 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Dành cho ngành Chăm sóc sắc đẹp) - CĐ Y tế Hà Nội
90 trang 18 0 0