Danh mục

Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.11 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành phần hoá học của đất Đất gồm có phần rắn, phần lỏng (dung dịch đất) và phần khí. Trong đất, ba phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau. 2.1.1. Thành phần khí của đất Phần khí của đất thường có thành phần khác với không khí trong khí quyển. Hàm lượng khí CO2 cao hơn và O2 thấp hơn. Trong đất, thường xuyên diễn ra sự hút oxi và giải phóng khí CO2 do phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp của vi sinh vật, rễ cây và một số phản ứng hoá học. Trong khí quyển,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 2 Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đấtCHƯƠNG 2 – THÀNH PHẦN VÀ CÁC TÍNH CHẤT NÔNG HOÁ CỦA ĐẤT2.1. Thành phần hoá học của đất Đất gồm có phần rắn, phần lỏng (dung dịch đất) và phần khí. Trong đất, baphần này có quan hệ chặt chẽ với nhau.2.1.1. Thành phần khí của đất Phần khí của đất thường có thành phần khác với không khí trong khí quyển.Hàm lượng khí CO2 cao hơn và O2 thấp hơn. Trong đất, thường xuyên diễn ra sựhút oxi và giải phóng khí CO2 do phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp của vi sinh vật, rễcây và một số phản ứng hoá học. Trong khí quyển, CO2 chiếm 0,03%, còn trongđất, CO2 có thể có từ vài phần nghìn đến 1% (có khi chiếm 2  3% và hơn nữa). Độ ẩm, thành phần cơ giới, cấu trúc và độ xốp của đất, đặc tính thực vật, nhiệtđộ, áp suất khí quyển v.v… có ảnh hưởng đến số lượng và thành phần khí trongđất. Hàm lượng CO2 trong thành phần khí của đất phụ thuộc vào cường độ trao đổikhí giữa đất và khí quyển. CO2 tạo ra trong đất, một phần thoát ra khí quyển, mộtphần tan vào trong dung dịch đất. Do sự khuếch tán CO2 từ đất làm tăng lượng CO2trong lớp không khí gần mặt đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự đông hoáCO2 của thực vật và dẫn tới khả năng tăng thu hoạch. Sự hoà tan khí CO2 vào dungdịch đất tạo ra axit cacbonic. Khi phân li, nó gây ra sự axit hoá phần lỏng của đất. CO2 + H2O  H2CO3 H2CO3  H+ + HCO3- Hàm lượng CO2 trong phần khí và trong dung dịch đất có mối liên quan kháchặt chẽ: Khi nồng độ khí CO2 trong không khí tăng sẽ dẫn đến sự chuyển khí CO2vào dung dịch mạnh hơn, do đó làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch, và ngược lại,khi lượng khí CO2 trong không khí bị giảm thì CO2 từ dung dịch sẽ thoát ra ngoàikhông khí. Việc làm giàu CO2 trong dung dịch đất có tác dụng hoà tan các hợp chấtkhoáng trong đất (các phôtphat và canxi cacbonat …) dẫn tới việc chuyển các chấtkhoáng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Song, hàm lượng CO2 cao quá và thiếuoxi trong phần khí của đất (chẳng hạn, ở nơi ngập úng và độ thoáng khí của đấtkém) thì lại có ảnh hưởng xấu đến phát triển của thực vật và vi sinh vật. Trong điềukiện thiếu oxi, quá trình hô hấp và phát triển rễ bị hạn chế. Ở điều kiện độ thoángkhí kém, nồng độ oxi trong phần khí của đất thấp, các quá trình khử yếm khí bắtđầu tiến hành mạnh trong đất. Đất có độ thoáng tốt và sự trao đổi khí diễn ra mạnh 7Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đấtgiữa phần khí của đất với khí quyển, sẽ tạo ra nhiều CO2 cho lớp không khí gầnmặt đất, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vi sinh vật đất vàdinh dưỡng thực vật.2.1.2. Thành phần của dung dịch đất (phần lỏng của đất) Dung dịch đất là phần hoạt động và linh động nhất của đất, trong đó có nhiềuquá trình hoá học được thực hiện và từ đó thực vật trực tiếp đồng hoá các chất dinhdưỡng. Trong dung dịch đất có thể có các anion HCO3-, OH-, Cl-, NO3-, SO42-,H2PO4- v.v… và còn có các muối sắt, nhôm, các chất hữu cơ tan được trong nước.Ngoài ra, trong dung dịch đất còn chứa các khí tan như O2, CO2, NH3 v.v… Sự có mặt các muối trong dung dịch đất là do quá trình phong hoá các chấtkhoáng bị phân huỷ và sự biến đổi các hợp chất hữu cơ trong đất do vi sinh vật, dophân bón vô cơ và hữu cơ. Sự có mặt thường xuyên và đầy đủ các ion K+, Ca2+, Mg2+, NH4+, NO3-, SO42-,H2PO4- trong dung dịch đất là điều đặc biệt quan trọng đối với dinh dưỡng thực vật. Hàm lượng muối tan trong đất thường vào khoảng 0,05%. Nếu hàm lượngmuối tan cao hơn (0,2%) sẽ có tác dụng hại đối với cây trồng. Thành phần và nồng độ của muối tan có thể bị thay đổi do ảnh hưởng củanhiều yếu tố. Lượng muối trong dung dịch đất tăng lên khi bón phân, khi giảm độẩm của đất hoặc khi tăng cường hoạt động của vi sinh vật và quá trình vô cơ hoáhợp chất hữu cơ. Ngược lại, sự hút chất dinh dưỡng của thực vật, sự rửa trôi cácchất tan, hoặc sự chuyển hoá chúng thành các dạng không tan, sẽ dẫn đến tình trạnggiảm nồng độ dung dịch đất. Thành phần và nồng độ muối tan trong dung dịch đấtcũng phụ thuộc vào tương tác giữa dung dịch đất với phần rắn của đất và các phảnứng trao đổi giữa dung dịch đất và keo đất.2.1.3. Thành phần rắn của đất (thành phần cơ giới của đất) Phần rắn của đất là nguồn dự trữ chính các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nógồm phần khoáng mà ở đa số loại đất chiếm đến 90 – 99% khối lượng của phần rắnvà phần chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm khối lượng phần rắn, nhưng lại có vaitrò rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Bảng 2.1. Thành phần (nguyên tố) hoá học trung bình của phần rắn (%) Nguyên tố Nguyên tố Nguyên tố % % % 6.10-3 Rubiđi NitơO xi 49,0 0,1 5.10-3 2.10-3 Kẽm ĐồngSilic 33,0 5.10-3 1.10-3Nhô m 7,1 Xezi Bo 8Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học Chương2 – Thành phần và các tính chất nông hoá của đất 4.10-3 1.10-3Sắt 3,7 Niken C hì 3.10-3 ...

Tài liệu được xem nhiều: