Thông tin tài liệu:
Sau khi học xong Bài giảng Hội chứng co giật ở trẻ em, học viên có thể: trình bày được khái niệm về co giật, trình bày được các nguyên nhân gây co giật ở trẻ em, trình bày được cách xử trí co giật ở trẻ em theo nguyên nhân. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hội chứng co giật ở trẻ em
HỘI CHỨNG CO GIẬT Ở TRẺ EM
* Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
1. Trình bày được khái niệm về co giật.
2. Trình bày được các nguyên nhân gây co giật ở trẻ em.
3. Trình bày được cách xử trí co giật ở trẻ em theo nguyên nhân.
* Nội dung
1. Khái niệm
Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác và thần kinh tự
động do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của một số neuron.
Co giật là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý thần kinh với tần suất khoảng 3-
6%. Các cơn co giật thường xảy ra trong 2 năm đầu đời và ước tính khỏang 5% trẻ dưới 5
tuổi có ít nhất có 1 cơn co giật. Co giật lần đầu chiếm 30 – 50%, có thể bị co giật lặp đi
lặp lại nhiều lần, tức là mắc bệnh động kinh.
Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu về co giật ở trẻ em: tại Viện Nhi trung ương, tỉ lệ
co giật do sốt những năm 1984-1999 là 2,12% tổng số trẻ nhập viện; tại Bệnh viện Nhi
đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh là 7,01% tổng số trẻ nhập khoa cấp cứu.
2. Sinh lý bệnh
2.1. Cơ chế gây co giật
Mặc dù cơ chế sinh lý bệnh gây co giật chính xác chưa được biết, nhưng người ta
biết rằng có nhiều yếu tố sinh lý góp phần vào việc gây co giật.
Để bắt đầu co giật phải có một nhóm nơron thần kinh có khả năng phóng điện đột
ngột và một hệ thống ức chế GABA. Việc lan truyền co giật phụ thuộc vào việc kích thích
hệ glutamat ở các synap. Người ta biết rằng co giật có thể xuất phát từ các vùng nơron
chết vì từ các vùng này của não sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển nhiều synap tăng kích
thích mà chính nó có thể gây ra co giật.
Người ta cũng thấy rằng tác nhân di truyền chiếm đến 20% ca động kinh. Đó là do
sự bất thường của nhiễm sắc thể gây ra.
2.2. Hậu quả của co giật
Cơn co giật toàn thể làm tăng chuyển hoá não lên gấp 3 lần so với bình thường.
Đầu tiên là tăng hoạt động giao cảm, giải phóng catecholamine gây co mạch ngoại vi,
tăng huyết áp đồng thời làm rối loạn cơ chế điều hoà của mạch máu não, làm tăng lưu
lượng máu lên não để cung cấp oxygen và nặng lượng cho não. Nhưng nếu vẫn tiếp tục bị
co giật thì huyết áp giảm, giảm lưu lượng máu lên não gây thiếu oxygen não, ứ đọng acid
lactic do chuyển hoá yếm khí, hậu quả làm chết tế bào, phù não và tăng áp lực nội sọ.
Tăng áp lực nội sọ lại làm giảm tưới máu não. Đây là vòng xoắn bệnh lý.
Tiên lượng của co giật phụ thuộc vào bệnh nguyên nhân nhưng thời gian kéo dài
của cơn cũng là 1 yếu tố quan trọng: co giật càng kéo dài thì càng nặng và khó cắt cơn.
1
Thông thường những cơn kéo dài > 5 phút thì ít khi tự ngừng nên cần phải tiến hành điều
trị cắt cơn co giật, chứ không chờ đợi khi cơn kéo dài hơn 5-10 phút.
Trạng thái động kinh chiếm khoảng 1-5% tổng số các trường hợp động kinh và
khoảng 5% tổng số các trường hợp co giật do sốt cao. Trang thái động kinh có thể gây tử
vong cho trẻ do tắc nghẽn đường thở, hít phải chất nôn, dùng thuốc quá liều hoặc do tiến
triển nặng lên của bệnh nguyên nhân. Các di chứng thần kinh như chậm phát triển tâm
thần-vận động của co giật cũng thay đổi theo tuổi: khoảng 3% đối với trẻ > 3 tuổi, 29%
đối với trẻ < 1 tuổi.
Các biến chứng thường gặp của co giật:
- Thiếu oxygen não: là biến chứng nguy hiểm và thường gặp trong co giật. Có thể
do rối loạn chức năng hô hấp và suy hô hấp diễn ra tiếp theo các xáo trộn ở hệ tim mạch.
Bệnh nhi có thể ngưng thở, thở nhanh sâu, thở kiểu Cheyne-Stokes, tăng tiết dịch hầu
họng,…Ngoài ra, khả năng hít phải dịch dạ dày và sung huyết phổi cũng có thể dẫn đến
hậu quả giảm oxygen ở các mô tế bào và mô não. Giảm oxygen não sẽ làm nặng nề thêm
những thương tổn ở não, nhất là hệ viền (hồi hải mã) và tiểu não.
- Nhiễm toan do tăng acid lactic từ chuyển hoá yếm khí, tăng hoạt động của cơ
cũng là nguy cơ gây tổn thương tế bào thần kinh. Tuy nhiên, khả năng này không tỉ lệ
thuận với mức độ tăng acid lactic và ngay sau khi ngừng co giật thì tình trạng này nhanh
chóng được giải quyết thông qua cơ chế chuyển hoá của thận và bù trừ của phổi.
- Tăng thân nhiệt: do rối loạn vùng dưới đồi hoặc hậu quả của co giật tiếp diễn.
- Tăng huỷ cơ làm K+ máu tăng (gia tăng nguy cơ loạn nhịp tim), tiểu myoglobin
và gây suy thận.
- Thay đổi huyết áp. Tăng huyết áp trong giai đoạn đầu do tăng catecholamine
nhưng sau đó là giảm huyết áp, gây giảm lưu lượng máu đến não có thể làm chết tế bào
não và gây chứng thần kinh vĩnh viễn.
- Chấn thương: có thể do té khi lên cơn co giật, vết thương mô mềm hoặc trật khớp
do cột chặt trẻ trong xử trí.
3. Nguyên nhân
3.1. Các bệnh tổn thương thực thể hệ thần kinh
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não, ápxe não,…
- Chấn thương sọ não: cơn co giật có thể xảy ra ngay hoặc sau vài năm.
- Sang chấn sản khoa: sang chấn sản khoa và thiếu oxy não chiếm 70% các nguyên
nhân gây co ...