Bài giảng Kế hoạch hoá phát triển: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế hoạch hoá phát triển: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Thuý HằngKế hoạch hoá Phát triển – TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng PHẦN 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHƯƠNG V KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ HOẠCH TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ 1. Bản chất và các chỉ tiêu biểu hiện của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện là sự tăng lên về qui mô, khối lượng của sản xuấtvà dịch vụ thực hiện trong nền kinh tế của một quốc gia hoặc của một địa phương. Để đánh giá tăng trưởng, có thể dùng chỉ tiêu mức tăng trưởng hoặc tỷ lệ tăngtrưởng. Mức tăng trưởng là chênh lệch về giá trị thu nhập của nền kinh tế của năm sauso với năm trước đó và được tính bằng công thức đơn giản ∆Yt = Yt – Yt-1 Trong đó , Yt là giá trị thu nhập của năm t Yt-l là giá trị thu nhập của năm trước đó ∆Yt là mức tăng trưởng kinh tế của năm t so với năm t- 1 . Chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế thường dùng để đánh giá qui mô gia tăng củasản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế qua các năm. Để đánh giá thực trạng tăng trưởngkinh tế so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hoặc so sánh giữa các nước với nhau hoặc giữacác thời kỳ khác nhau cần thiết phải dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (tỷ lệ tăngtrưởng). Tốc độ tăng trưởng là một chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tương đối và đượcđịnh nghĩa bằng công thức: gt=∆Yt/Yt-1 Trong đó, gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t so với năm t-l ∆Yt là mức tăng trưởng kinh tế của năm t so với năm t-1 Người ta còn sử dụng con số tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm để đánhgiá hoặc kế hoạch mục tiêu tăng trưởng của cả một thời kỳ dài. Nếu gọi gn là tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân năm của thời kỳ n năm, thì tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân năm được định nghĩa bằng công thức: Y g n = n t − 1.100% Y t −n 89Kế hoạch hoá Phát triển – TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng Lưu ý: Trong công thức trên n được hiểu là số kỳ cần tính tốc độ tăng trưởngbình quân ví dụ từ năm 2000 đến năm 2006 có 5 kỳ cần tính tốc độ tăng trưởng. Trong đó, Yt và Yt-n lần lượt là giá trị thu nhập của năm t và năm thứ t - n. Để đo lường tăng trưởng kinh tế, có thể quan tâm đến hai chỉ tiêu sau đây: - Chỉ tiêu phản ánh tổng quy mô, khối lượng sản xuất và dịch vụ thực hiện trongmột khoảng thời gian nào đó. Các chỉ tiêu đó gồm: Tổng sản lượng (GO), Tổng sảnphẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP); v.v.... Thông qua các chỉ tiêunày, có thể đánh giá được qui mô, tiềm lực, thực trạng nền kinh tế của một nước. - Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNP/người). Nếu tính chỉ tiêuGNP/người theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) thì đây là chỉ tiêu khá tin cậyđể đáng giá mức sống dân cư bình quân, so sánh mức độ giàu nghèo trung bình củacác quốc gia với nhau. Cả hai chỉ tiêu trên đều góp phần đánh giá trình độ tăng trưởng kinh tế và nó cầnphải được coi là các chỉ tiêu chính trong xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 2. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2.1. Khái niệm và nhiệm vụ: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triểnkinh tế, nó xác định các mục tiêu gia tăng về qui mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ củanền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởngtrong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn địnhgiá cả . Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch tăng trưởng là: - Một là, xác định các mục tiêu tăng trưởng bao gồm việc lập kế hoạch về cácchỉ tiêu: mức và tốc độ tăng trưởng GDP; tổng giá trị GDP và giá trị GDP tính bìnhquân trên đầu người. Các chỉ tiêu về giá trị đạt được về GDP trong kỳ kế hoạch phải được thể hiện vàthống nhất trên các loại giá, đó là giá cố định, giá hiện hành, thậm chí còn phải tínhtheo giá dự báo kế hoạch. - Hai là, xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tếnhư các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực, các chính sách tăng trưởngnhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăngtrưởng là lạm phát và thất nghiệp. 2.2. Vai trò của kế hoạch tăng trưởng kinh tế: Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộ phận kếhoạch quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định đến sự phát 90Kế hoạch hoá Phát triển – TS. Nguyễn Thị Thuý Hằngtriển trong tương lai của đất nước. Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởngGDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sự pháttriển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về mặt kinh tế trìnhđộ phát triển của đất nước. Quan niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quantrọng nhất còn là do chính các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác địnhcác kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập trong kếhoạch phát triển xã hội, mục tiêu tăng trưởng các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấungành, vùng kinh tế trong kế hoạch cơ cấu ngành. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăngtrưởng còn được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũngnhư xây dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qualại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luận,nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kế hoạch hoá phát triển Kế hoạch hoá phát triển Kế hoạch tăng trưởng kinh tế Kế hoạch vốn đầu tư Lập kế hoạch phát triển kinh tế Kế hoạch lao động và việc làmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Cân đối ngân sách trong kế hoạch phát triển (Năm 2022)
3 trang 88 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Kế hoạch hóa phát triển xã hội
10 trang 42 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 5: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
10 trang 42 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 1: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
8 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 3: Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
14 trang 34 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 3: Nội dung kế hoạch hóa (Năm 2022)
13 trang 33 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 2: Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam (Năm 2022)
9 trang 30 0 0 -
19 trang 28 0 0
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 4: Phương pháp kế hoạch hóa phát triển
12 trang 28 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
91 trang 26 0 0