Danh mục

Bài giảng Khám tiền mê - chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Ths. Bs Châu Thị Mỹ An

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Khám tiền mê - chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Ths. Bs Châu Thị Mỹ An với mục đích đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật; tình trạng bệnh lý kèm theo phương án khảo sát và điều trị trước - trong - sau mổ;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khám tiền mê - chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Ths. Bs Châu Thị Mỹ An KHÁM TIỀN MÊ - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ Ths. Bs. Châu Thị Mỹ AnI. MỞ ĐẦU: - Khám tiền mê là một việc cần thiết và pháp lý trước tất cả các cuộc phẫu thuật. - Đây là giai đoạn tâm lý bệnh nhân rất căng thẳng, nên vai trò của bác sĩ khám tiền mê rất quan trọng để vừa tìm hiểu bệnh, lên kế hoạch gây mê, vừa phải làm cho bệnh nhân thông hiểu, tin tưởng, chấp nhận và bớt lo lắng. - Mục đích: + Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật + Tình trạng bệnh lý kèm theo  phương án khảo sát và điều trị trước – trong – sau mổ + Thống nhất với phẫu thuật viên thời điểm và phương pháp điều trị tối ưu và xác định nguy cơ phẫu thuật + Chọn phương án gây tê – gây mê phù hợp + Tiên lượng những khó khăn của công tác gây mê – phẫu thuật + Tiên lượng khả năng chịu đựng gây mê – phẫu thuật của bệnh nhân và khả năng phục hồi + Chuẩn bị những phương án phòng ngừa/ xử trí phù hợp với những khó khăn có thể xảy ra + Giải thích kỹ với bệnh nhân và/hoặc thân nhân và chuẩn bị về mặt tâm lý + Kết quả khám tiền mê phải được ghi chú rõ ràng dễ hiểu vào bảng mẫu khám tiền mê.II. TIỀN SỬ - BỆNH SỬ: 1. Bệnh sử: - Người khám tiền mê cần xem xét tổng thể quá trình bệnh hiện tại của BN, các khảo sát đã tiến hành và chẩn đoán ngoại khoa, các điều trị hiện tại và mức độ đáp ứng với điều trị - Cần ghi nhận các triệu chứng trước mổ của bệnh chính để đánh giá sau mổ 2. Cơ địa: - Nghề nghiệp - Hút thuốc lá - Nghiện ma tuý - Uống rượu bia 1 - Tổng trạng, cân nặng, chiều cao - Tiền sử phản ứng/ dị ứng: cần xác định chính xác tác nhân và hỏi kỹ triệu chứng để đánh giá mức độ phản ứng: biến đổi trên da (ngứa, mẩn đỏ, mụn nước, bóng nước…), sưng phù mặt – mắt – mũi – miệng…, khó thở, thở rít, truỵ mạch… Cần đặc biệt chú ý kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin, sulfonamid thường gây dị ứng Dị ứng với đậu nành hoặc trứng  không dùng propofol Tiền sử phản ứng với khí mê hay succinylcholine ở BN hay người thân thiết trong gia đình  phải chú ý khả năng sốt cao ác tính trong mổ, viêm gan do khí mê, thiếu men chuyển hoá gây liệt cơ kéo dài Phản ứng da với iode  tránh dùng thuốc có iode Dị ứng bột talc, băng keo…  tránh sử dụng3. Các bệnh kèm theo: - Các bệnh đã và đang mắc: tìm hiểu theo từng hệ cơ quan để không bỏ sót, chú ý các bệnh liên quan đến phẫu thuật và gây mê như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, suy tim, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản… - Các thuốc đang điều trị, liều lượng, có theo dõi điều trị thường xuyên? - Tình trạng dễ chảy máu trong sinh hoạt hàng ngày hay trong quá trình điều trị - Khả năng đang có thai  quá trình điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu - Nếu cần thiết có thể yêu cầu hội chẩn chuyên khoa để đánh giá và điều trị quanh mổ4. Các thuốc đang điều trị: - Bao gồm cả thuốc đang điều trị cho bệnh chính và bệnh kèm theo, phương án điều trị và liều lượng thuốc. Quan trọng là các thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, thuốc kháng đông, chống động kinh, thuốc tiểu đường, nội tiết… - Việc quyết định tiếp tục hay thời điểm ngừng một vài loại thuốc nào đó hay thay thế bởi thuốc khác trong thời gian trước mổ tuỳ thuộc mức độ bệnh lý, ảnh hưởng của thuốc đối với bệnh hay đối với thuốc mê lựa chọn, ảnh hưởng của việc ngừng thuốc, half-life của thuốc…5. Tiền sử phẫu thuật: - Ảnh hưởng đến chức năng cơ quan - Ảnh hưởng đến vùng phẫu thuật - Ảnh hưởng đến gây mê, gây tê: độ di động cột sống cổ, cột sống ngực hay lưng, độ há miệng, độ rộng hầu – thanh – khí quản, sẹo tại các vùng gây tê…6. Tiền sử gây mê: Nếu được xem lại các hồ sơ gây mê trước đây, cần chú ý: - Các kỹ thuật gây tê/ gây mê đã sử dụng: có gì khó chịu? khó khăn? - Dụng cụ thông khí đã sử dụng 2 - Thông khí khó, đặt nội khí quản khó - Các kỹ thuật xâm lấn mạch máu đã tiến hành và khó khăn nếu có - Các tai biến: phản ứng thuốc, nôn ói khi tỉnh mê, chấn thương vùng miệng hầu, chậm tỉnh mê, biến đổi tình trạng tim mạch hô hấp cần nằm hồi sức… 7. Tiền sử gia đình: - Đặt câu hỏi mở về các tai biến do gây tê/ gây mê - Đặc biệt hỏi cụ thể tiền sử “sốt cao ác tính”III. KHÁM THỰC THỂ: Khám toàn diện có chủ đích, đặc biệt chú ý tình trạng đường thở, tim mạch, hô hấp, thần kinh. - Dấu hiệu sinh tồn - Tình trạng tĩnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: