Danh mục

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 632.72 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán" tìm hiểu gian lận và sai sót với việc xác định nội dung kiểm toán; trọng yếu và rủi ro kiểm toán với việc lựa chọn nội dung kiểm toán cụ thể; chứng từ kiểm toán, cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán BÀI 3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG KIỂM TOÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – NXB Tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Gian lận và sai sót với việc xác định nội dung kiểm toán.  Trọng yếu và rủi ro kiểm toán với việc lựa chọn nội dung kiểm toán cụ thể.  Chứng từ kiểm toán, cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán. Mục tiêu Chương này nghiên cứu các khái niệm cơ bản của nội dung kiểm toán như gian lận và sai sót, trọng yếu và rủi ro kiểm toán, chứng từ kiểm toán, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán và hiểu rõ mối quan hệ giữa các cặp khái niệm. 38 TXKTKI03_Bai3_v1.0015105212 Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán Tình huống dẫn nhập Năm 2002, Công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ WorldCom đã bị phát hiện che dấu 3,8 tỷ USD chi phí nhằm khai khống lợi nhuận 1,4 tỷ với mục đích tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. 1. Tình huống trên là hành vi gian lận hay sai sót? 2. Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi trên? 3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện các sai phạm trên như thế nào? 4. Các sai phạm trên có phải là sai phạm trọng yếu hay không? 5. Các sai phạm trên ảnh hưởng tới các loại cơ sở dẫn liệu nào? 6. Các sai phạm trên trình bày trên hồ sơ kiểm toán nào? TXKTKI03_Bai3_v1.0015105212 39 Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán 3.1. Gian lận và sai sót với việc xác định nội dung kiểm toán 3.1.1. Khái niệm về gian lận và sai sót – Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót 3.1.1.1. Gian lận  Khái niệm o Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. o Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”).  Các hình thức biểu hiện o Lập báo cáo tài chính gian lận có thể được thực hiện thông qua các hành vi như xuyên tạc, làm giả hoặc sửa đổi chứng từ, sổ kế toán có các nội dung, số liệu liên quan lập báo cáo tài chính (ví dụ như mua hóa đơn giá trị gia tăng nhằm hợp thức hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế), làm sai lệch hoặc cố tình bỏ sót các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính (ví dụ như cố tình bỏ sót các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu hoặc chi phí để nhằm trốn thuế. Cụ thể, công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ sách kế toán trốn thuế 37 tỷ đồng nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp) hoặc ghi chép các nghiệp vụ không có thật trên báo cáo tài chính (ví dụ như khai khống doanh thu hoặc chi phí), cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán có liên quan đến các số liệu, sự phân loại, cách thức trình bày hoặc thuyết minh, (ví dụ 1 số đơn vị phản ánh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thì hạch toán vào sửa chữa nâng cấp tài sản cố định nhằm mục đích tăng quy mô tài sản của đơn vị và tăng thời gian phân bổ chi phí)... o Hành vi biển thủ tài sản có thể được thực hiện theo nhiều dạng khác nhau như biển thủ các khoản phải thu, lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ (ví dụ lấy cắp hàng tồn kho, tiền mặt, bán tài liệu kỹ thuật cho đối thủ cạnh tranh), dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cá nhân (Ví dụ: dùng xe công cho mục đích cá nhân, hoặc sử dụng đất sai mục đích như cho thuê đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: