Danh mục

Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 5 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,021.84 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 5 - Chiến lược cạnh tranh của tập đoàn" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Tập trung thị trường và mức độ cạnh tranh ngành công nghiệp; Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp; Mô hình phân tích SCP; Mô hình 5 tác lực cạnh tranh. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng tại đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 5 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP EM 2120 Economics & Industrial Management Nguyễn Thị Bích Nguyệt Bộ môn Kinh tế học C9-208B Viện Kinh tế và Quản lý 1/11/2022 1 NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 2: GIÁ CẢ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG THAY ĐỔI GIÁ THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1/11/2022 Economics & Industrial Management 2 CHƯƠNG 5 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN NỘI DUNG CHƯƠNG 5 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP 5.2 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5.3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SCP 5.4 MÔ HÌNH 5 TÁC LỰC CẠNH TRANH 1/11/2022 4 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Tập trung tổng thể: (aggregate concentration) - Đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế - Phản ánh cả quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của các doanh nghiệp lớn Tập trung thị trường: (market concentration) - Có tên gọi khác là tập trung ngành (industry concentration) - Đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp - Đề cập đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành 1/11/2022 5 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đo lường tập trung thị trường Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) HHI = S12 + S22+ S32 + S42+ ...Sn2 Trong đó: -n = số doanh nghiệp trong ngành (thị trường) -Sn = tỷ lệ phần trăm thị phần doanh nghiệp thứ n được biểu diễn dưới dạng một số nguyên - Mức độ tập trung cao nhất: HH = 10.000 : Độc quyền tuyệt đối - Phân tán: HH < 1.000 1/11/2022 6 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đo lường mức độ tập trung thị trường Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) Ý nghĩa: Thị trường càng gần độc quyền thì mức độ tập trung của thị trường càng cao và cạnh tranh càng thấp Theo thông lệ quốc tế: - HHI < 1.000: thị trường không mang tính tập trung - 1.000 < HHI < 1.800: thị trường tập trung ở mức độ vừa phải - HHI > 1.800: thị trường tập trung ở mức độ cao 1/11/2022 7 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Chỉ số HHI của một số ngành công nghiệp Việt Nam 1/11/2022 8 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đo lường mức độ tập trung thị trường Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio) CRk =σ????????=1 ???????? Trong đó: - CRk : Chỉ số tập trung (Concentration ratio) + Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i + k: Số lượng doanh nghiệp trong nhóm Thường chọn k = 2, 3 hoặc 4. 1/11/2022 9 5.1 TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Đo lường mức độ tập trung thị trường Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio) Theo luật cạnh tranh 2018 (Việt Nam), nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường như sau: - CR2 ≥ 50% thị trường liên quan - CR3 ≥ 65% thị trường liên quan - CR4 ≥ 75% thị trường liên quan - CR5 ≥ 85% thị trường liên quan 1/11/2022 10 5.2 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP ➢ Làm thế nào để tập trung ngành ảnh hưởng đến hành vi của các công ty cạnh tranh trong ngành? ➢ Chiến lược: Phương tiện mà một tổ chức sử dụng các nguồn lực khan hiếm của mình ứng phó với môi trường cạnh tranh theo cách kỳ vọng đạt được hiệu quả kinh doanh vượt trội trong thời gian dài. 1/11/2022 11 5.2 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP ➢ Chiến lược rất quan trọng khi các doanh nghiệp là “người định giá” và phải đối mặt với cạnh tranh về giá và phi giá cũng như các mối đe dọa gia nhập ngành từ những đối thủ mới ➢ Chiến lược quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo so với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoặc thị trường độc quyền 1/11/2022 12 5.2 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP Các câu hỏi mà một doanh nghiệp phải xem xét trong việc xác định chiến lược của họ: ⁃ Doanh nghiệp nên tt vào những lĩnh vực kinh doanh nào? ⁃ Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh nên thực hiện hướng cạnh tranh nào: khác biệt sản phẩm hay dẫn đầu về chi phí? ⁃ Mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là gì? Những mục tiêu này liên hệ với chiến thuật ngắn hạn của doanh nghiệp như thế nào? 1/11/2022 13 5.2 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP Các câu hỏi mà một doanh nghiệp phải xem xét trong việc xác định chiến lược của họ: ⁃ Doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: