Danh mục

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Th.S Ngô Thi Minh Phương

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tìm hiểu một sô vấn đề cơ bản về kinh tế học; tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; tổng cầu và chính sách tài khóa;... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Kinh tế vĩ mô" của Th.S Ngô Thi Minh Phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Th.S Ngô Thi Minh Phương Bài giảng kinh tế vĩ mô CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC1.1. KHÁI NIỆM, NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊNCỨU CỦA KINH TẾ HỌC.1.1.1. Khái niệm kinh tế học. Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinhtế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều cácđịnh nghĩa về kinh tế học. Sau đây xin trình bày 3 khái niệm về kinh tế học được nhiềunhà kinh tế hiện nay sử dụng. (1). Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tàinguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho cácthành viên trong xã hội.(2). Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất vàtiêu thụ hàng hoá.(3). Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhấtcác nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu chomọi thành viên trong xã hội. Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như: triết học,kinh tế chính trị học, sử học, xã hội học,... và đặc biệt có liên quan chặt chẽ với toán họcvà thống kê học.Kinh tế học được chia làm 2 phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô- Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tếnhư: Tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả (lạm phát), việc làm của cả quốcgia (thất nghiệp), cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái,... Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam năm 2009 tăng trưởng 5,7%, lạm phát 8%, cán cânthương mại cân bằng,... Đây là tín hiệu phản ánh nền kinh tế của Việt Nam đang trên đàphát triển,...”- Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các các tế bào kinh tế trong nền kinh tế làcác doanh nghiệp, hộ gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả, số lượng sảnphẩm,... trong các thị trường riêng lẻ. Ví dụ: Trên thị trường Đà Nẵng, vào dịp tết nguyên đán 2010, hàng thuỷ sản đượctiêu thụ mạnh, do đó giá có thể tăng nhẹ. Tuỳ theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng kinh tế học làkinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng là để trả lờicâu hỏi: Là bao nhiêu? là gì? Như thế nào?; còn kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câuhỏi: Nên làm cái gì?, Làm như thế nào?... Mỗi vấn đề kinh tế cụ thể đều thường đượctiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng là việc mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan hệNgười soạn: Th.s Ngô Thị Minh Phương Trang 1 Bài giảng kinh tế vĩ môtrong nền kinh tế .Ví dụ: hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? nếu tăng trưởng kinh tếlà 8% thì tỷ lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào? Kinh tế học chuẩn tắc đề cập đến cách thức, đạo lý được giải quyết bằng sự lựachọn. Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát đến mức nào thì có thể chấp nhận được? Có nên tăng tỷ lệlãi suất ngân hàng không?...1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế học(1) Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối vớinhu cầu kinh tế xã hội. Đây là đặc trưng kinh tế cơ bản gắn liền với tiền đề nghiên cứu và phát triển củamôn kinh tế học. Không thể sản xuất một loại hàng hoá nào đó để thoả mãn đầy đủmọi nhu cầu của con người được.Vì nhu cầu thì đa dạng, còn nguồn lực thì hữu hạn dođó cần phải cân đối, lựa chọn.(2) Tính hợp lý của kinh tế học Đặc trưng này thể hiện ở chỗ, khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nàođó, cần phải dựa trên các giả thiết hợp lý nhất định và diễn biến của sự kiện kinh tếnày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính chất hợp lý chỉ có tính chất tương đối vì nó phụthuộc vào điều kiện môi trường của sự kiện kinh tế.Ví dụ 1: Muốn phân tích hành vi người tiêu dùng muốn mua thứ gì? số lượng là baonhiêu? thì kinh tế học giả định họ tìm cách mua được nhiều hàng hoá dịch vụ nhất trongsố thu nhập hạn chế của mình.Ví dụ 2: Để phân tích xem doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì, bao nhiêu? bằng cách nào?có thể giả định rằng doanh nghiệp sẽ tìm cách tối đa hoá lợi nhuận trong giới hạnnguồn lực của doanh nghiệp.(3) Kinh tế học là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng Với đặc trưng này kinh tế học thể hiện kết quả nghiên cứu kinh tế bằng các con sốcó tầm quan trọng đặc biệt. Khi phân tích kết quả của các hoạt động chỉ nhận định nótăng lên hay giảm đi thì chưa đủ mà phải thấy được sự biến đổi của nó như thế nào là baonhiêu? Ví dụ: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A năm 2009 là khả quan, chưa đủ,chưa thấy được điều gì. Mà khả quan như thế nào? phải được lượng hoá thông qua cácchi tiêu kinh tế như: Doanh thu tăng 20% so với năm 2004 với mức tăng 400 tỷ đồng;lợi nhuận tăng 22% so với năm 2004, mức tăng tăng là 150 tỷ đồng,...(4) Tính toàn diện và tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: