Danh mục

Bài giảng Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự: Bài 2 - ThS. Phạm Ngọc Kim Long

Số trang: 24      Loại file: ppt      Dung lượng: 612.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự - Bài 2 cung cấp cho học viên những nội dung về: chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự; khái niệm, thuộc tính, nguồn và phân loại chứng cứ; tính hợp pháp của chứng cứ; hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự; văn bản công chứng, chứng thực;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự: Bài 2 - ThS. Phạm Ngọc Kim Long KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ Giảng viên: ThS Phạm Ngọc Kim Long >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ I. Khái niệm, thuộc tính, nguồn và phân loại chứng cứ •1. Khái niệm •Điều 93 Bộ Luật TTDS 2015 : Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Thuộc tính của chứng cứ •Tính khách quan của chứng cứ Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng. •Tính liên quan của chứng cứ Chứng cứ phải có liên quan đến vụ việc dân sự mà Tòa án cần phải giải quyết. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • Tính hợp pháp của chứng cứ Các sự kiện dùng làm căn cứ chứng minh phải thu thập, bảo quản, củng cố, nghiên cứu và đánh giá theo một trình tự do luật định. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • 2. Nguồn chứng cứ (Đ93) • Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Nguồn chứng cứ bao gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • Thông thường, đối với chứng cứ được rút ra từ vật, tài liệu thì việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng không mấy phức tạp vì chúng ít bị chi phối bởi ngoại cảnh. Đối với chứng cứ được rút ra từ con người thì việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng rất phức tạp vì chúng bị chi phối rất lớn bởi yếu tố lợi ích, tâm lý, khả năng nhận thức, nhớ và phản ánh lại những gì họ thấy, sự quan tâm của họ đối với sự kiện… >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • Nguồn chứng cứ bao gồm: • 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. • 2. Vật chứng. • 3. Lời khai của đương sự. • 4. Lời khai của người làm chứng. • 5. Kết luận giám định. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • Nguồn chứng cứ bao gồm: • 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. • 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. • 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. • 9. Văn bản công chứng, chứng thực. • 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • 3. Phân loại chứng cứ • - Căn cứ vào nguồn chứng cứ người Tòa án chia chứng cứ thành chứng cứ gốc, chứng cứ sao lại • + Chứng cứ gốc là chứng cứ mà sự kiện chứng minh được ghi nhận từ nguồn chứng cứ đầu tiên. • + Chứng cứ sao lại là chứng cứ mà sự kiện chứng minh được ghi nhận từ nguồn chứng cứ khác, không phải là nguồn chứng cứ đầu tiên. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ • - Căn cứ vào mối liên quan giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh, người ta chia chứng cứ thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. • + Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ mà sự kiện chứng minh trực tiếp làm rõ vấn đề cần chứng minh (chỉ thẳng vào đối tượng chứng minh). • + Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ mà sự kiện chứng minh không trực tiếp làm rõ vấn đề cần chứng minh (không chỉ thẳng vào đối tượng chứng minh) . >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự • Khái niệm • Chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình bao gồm hoạt động của Tòa án và những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự • Đối tượng chứng minh • Đối tượng chứng minh là những tình tiết, những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong lý luận chứng cứ đối tượng chứng minh là mục tiêu, phương tiện chứng minh là chứng cứ. >> 0 >> 1 >> 2 >> 3 >> 4 >> Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự • Đối tượng chứng minh được chia làm hai loại: • - Loại thứ nhất gồm những tì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: