Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 4: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp" trình bày giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp; ứng xử trong một số mối quan hệ cơ bản trong doanh nghiệp; giao tiếp có văn hóa nơi công sở; các kênh giao tiếp trong doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 4: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
Bài 4: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
BÀI 4: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học viên sẽ:
Nắm được một số vấn đề ứng xử giao
tiếp trong môi trường làm việc, các tổ
chức, doanh nghiệp.
Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng
của việc xây dựng những mối quan hệ
ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp, qua
đó áp dụng các cách ứng xử phù hợp và
làm việc hiệu quả.
Giúp học viên nhận diện văn hóa giao
tiếp trong công sở ở Việt Nam, đồng
thời trang bị một số kỹ năng giao tiếp
trong nội bộ doanh nghiệp.
Nội dung
Giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp;
Ứng xử trong một số mối quan hệ cơ bản
trong doanh nghiệp;
Giao tiếp có văn hóa nơi công sở;
Các kênh giao tiếp trong doanh nghiệp.
PSD101_Bai4_v1.0012103219 89
Bài 4: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống: 1001 Tình huống giao tiếp ứng xử
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn luôn phải ứng phó với biết bao tình huống giao tiếp. Đặc biệt
là trong môi trường doanh nghiệp, những mối quan hệ phức tạp giữa cấp trên, cấp dưới và
đồng nghiệp làm bạn luôn phải đối mặt với những tình huống, có lúc dễ dàng xử lý nhưng có
lúc thật đau đầu, khó xử.
Ví dụ:
Bạn mới đi làm được 4 tháng và chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường làm việc. Trưởng
nhóm của bạn tỏ ra không thích bạn vì xét về mọi mặt, bạn có phần nổi trội hơn cô ta/anh ta.
Lợi ích của bạn cũng ít được quan tâm. Bạn ngại sự cãi vã và mất lòng.
Hay
Bạn là một nhân viên mới được nhận vào làm việc nhưng trưởng phòng lại không giao bất cứ
công việc gì cho bạn cả. Vấn đề nằm ở chỗ là vị trí của bạn trước đây trưởng phòng đã được
“nhắm” cho một người thân, nhưng giám đốc nhân sự không duyệt.
Trưởng phòng của bạn vừa xin nghỉ việc và bạn được cử thay vị trí điều hành phòng với tư
cách quyền trưởng phòng. Nhưng vì chỉ là một nhân viên bình thường mới được đề bạt nên
bạn vấp phải sự coi thường của cả nhân viên trong phòng và các trưởng phòng khác.
Câu hỏi
Bạn sẽ giải quyết các tình huống trên như thế nào? Làm thế nào để có thể ứng xử một cách
thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả?
90 PSD101_Bai4_v1.0012103219
Bài 4: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
4.1. Giao tiếp ứng xử – một biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên
với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc. Các mối
quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài
hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển.
4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử của mọi người trong môi trường
doanh nghiệp như:
Loại hình doanh nghiệp, tổ chức: Yếu tố này ảnh
hưởng đến việc hình thành cơ cấu tổ chức, điều lệ
doanh nghiệp... và từ đó ảnh hưởng đến các mối
quan hệ trong doanh nghiệp.
Việc góp vốn: Số lượng và nguồn gốc vốn góp là
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
văn hóa doanh nghiệp.
Một trong những nguồn lực quan trọng trong doanh
nghiệp là nguồn vốn. Quan niệm “Mạnh vì gạo,
bạo vì tiền” đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Do đó, yếu tố tài chính quyết định
nhiều vấn đề trong doanh nghiệp. Mối quan hệ con người cũng bị chi phối bởi yếu
tố này.
Vấn đề đa văn hoá. Đa văn hóa thể hiện những tập tục, truyền thống, lối sống và
cách hành xử khác nhau. Tính chất đa văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan
hệ giao tiếp trong doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Ảnh hưởng của phong tục, thói quen, truyền thống, văn hóa Việt Nam tại địa
phương nơi doanh nghiệp hoạt động: có tác động lớn đến sự hình thành văn hóa
giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp.
4.1.2. Các góc độ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
4.1.2.1. Xét từ góc độ cá nhân
Con người là nhân tố quan trọng nhất, nhân tố quyết định mọi vấn đề trong một tổ
chức. Một tổ chức, một doanh nghiệp vận hành được là nhờ sự vận động của các mối
quan hệ giữa người với người trong tổ chức đó.
Phấn đấu đạt các mục tiêu cá nhân: Mối quan hệ hành xử của mỗi cá nhân đều
hướng theo các mục tiêu khác nhau và thay đổi theo không gian cũng như thời gian.
Ví dụ: Trong ...