Danh mục

Bài giảng kỹ thuật môi trường

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.97 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh, các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng kỹ thuật môi trườngLương Sỹ Nam Trường Đại học Giao thông vận tải------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG1.1. Những vấn đề chung về môi trường1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cáchkhác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người tađưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng tathấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vôsinh và hữu sinh, các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại vàphát triển của sinh vật. Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệthống tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã hộitác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộloài người trên hành tinh. Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanhcon người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của conngười và sinh vật. (Điều 3, chương I). Để thống nhất về mặt nhận thức và ngôn từ, chúng ta sử dụng khái niệmmôi trường đã được giải thích trong Luật bảo vệ môi trường.1.1.2. Các thành phần môi trường Theo giải thích trong Luật bảo vệ môi trường (2005: Thành phần môitrường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âmthanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Thành phần môi trường cực kỳ phức tạp với sự có mặt của vô số các yếutố vô sinh và hữu sinh. Dựa trên các đặc trưng cơ bản, các nhà khoa học đã chiathành phần môi trường làm 5 quyển là khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinhquyển và trí quyển.a. Khí quyển Khí quyển là lớp khí bao phủ quanh bề mặt Trái đất với chiều cao từ 0 đến100 km đóng vai trò duy trì, bảo vệ cuộc sống của con người và sinh vật. Khí 1Bài giảng Kỹ thuật môi trườngLương Sỹ Nam Trường Đại học Giao thông vận tải-------------------------------------------------------------------------------------------------quyển được chia làm 5 tầng phân tách từ mặt đất lên bao gồm: tầng đối lưu, tầngbình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly (hình 1.1). Ở tầng đối lưu,thành phần khí quyển gồm Nitơ, Oxi, khí Cacbonic, hơi nước và một số khí khácnhư Acgon, Heli, Hydro… và bụi. Hình 1.1. Cấu trúc khí quyển Khí quyển duy trì sự sống bằng việc cung cấp O2 và CO2 cho quá trình hôhấp, quang hợp của con người và sinh vật. Tham gia vào việc giữ cân bằng nhiệtlượng của Trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạtia nhiệt từ mặt đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn ngăn chặn các tia tử ngoại, tiahồng ngoại và các tia nhìn thấy khác có những tác động nguy hạ i với con ngườivà hệ sinh thái.b. Thạch quyển Thạch quyển (hay còn gọi là địa quyển) là lớp vỏ rắn ngoài trái đất có độ dàythay đổi theo vị trí địa lý từ 0 đến 100 km và có cấu tạo hình thái phức tạp. Thạchquyển là cơ sở cho sự sống trên Trái đất với việc con người đang sống trong mộtphần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động là mặt đất. Thành phần của thạch quyển gồm đất và các khoáng chất, chất hữu cơ,không khí và nước xuất hiện trong quá trình phong hoá lớp vỏ Trái đất (hình1.2). Lớp đất là thành phần quan trọng nhất và bị biến đổi tự nhiên dưới tác độngcủa nước, không khí, vi sinh vật và các điều kiện khí hậu khác. 2Bài giảng Kỹ thuật môi trườngLương Sỹ Nam Trường Đại học Giao thông vận tải------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 1.2. Thành phần của thạch quyểnc. Thuỷ quyển Thuỷ quyển bao gồm các dạng nguồn nước có trên Trái đất như đạidương, biển, sông suối, ao hồ, băng ở hai cực Trái đất, trong không khí, trong đấtvà trong các cơ thể sinh vật. Tổng lượng nước trên hành tinh ước tính 1,38 tỷkm3 (chiếm khoảng 0,3% tổng khối lượng Trái đất). Khoảng 97% nước của Trái đất là nước biển và đại dương (nước mặn), 2%nước tồn tại ở dạng băng nằm ở hai cực Trái đất và 1% là nước ngọt mà conngười có thể sử dụng được (hình 1.3). Nước là thành phần vô cùng quan trọngtrong việc duy trì cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái đất. Hình 1.3. Thành phần thuỷ quyển trên trái đấtd. Sinh quyển Sinh quyển bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong ba môi trườngthạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tácvới các thành phần vô sinh tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống. 3Bài giảng Kỹ thuật môi trườngLương Sỹ Nam Trường Đại học Giao thông vận tải------------------------------------------------------------------------------------------------- Khác với ba quyển trước đó, sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằmtrong cả ba thành phần môi trường kể trên và chỉ tồn tại và phát triển trongnhững điều kiện nhất định. Đặc trưng cho các hoạt động của sinh quyển là cácchu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng.d. Trí quyển Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, cùng với tiếng nói và chữviết, con người đã ngày càng phát triển trí tuệ thông qua sự hoàn thiện não bộ.Sự phát triển của tri thức nhân loại đã hình thành những nền văn minh và sảnxuất ra những lượng của ...

Tài liệu được xem nhiều: