Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư" để nắm chi tiết mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư BÀI 5 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Bài giảng, Giáo trình kinh tế đầu tư xuất bản năm 2012 (mục 10.4.3 nội dung thẩm định dự án đầu tư); 2. Giáo trình lập dự án đầu tư (chương phân tích tài chính dự án đầu tư); 3. Nghị định 32/2015/NĐ- CP ngày 25/ 03/ 2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; 4. Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; 5. Quyết định số 634/QĐ-BXD về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu hạ tầng công trình năm 2013 ngày 9/6/2014 và một số các văn bản bản khác có liên quan đến đầu tư. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư. Mục tiêu Hiểu được mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; Biết được các nguồn thông tin cần thu thập để sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nắm được các nội dung cần thẩm định và các phương pháp cần sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung thẩm định trước với nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 79 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư Tình huống dẫn nhập Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án xây dựng khách sạn Một dự án đầu tư xây dựng Khách sạn tại thành phố Hạ Long có tổng số vốn đầu tư tính tại tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động là 360 tỷ đồng (200 tỷ đồng là vốn tự có, 160 tỷ đồng là vốn vay với lãi suất 10%/năm và phải trả nợ gốc đều trong 8 năm kể từ cuối năm thứ 2, lãi phải trả hàng năm) gồm: Vốn cố định là 320 tỷ đồng gồm: chi phí tạo ra tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị) là 300 tỷ đồng và chi phí khác (chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác) là 20 tỷ đồng. Vốn lưu động là 40 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm của dự án dự tính đạt được như sau (doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng): o Năm thứ nhất: 200 tỷ đồng. o Năm thứ hai: 220 tỷ đồng. o Từ năm thứ ba trở đi, doanh thu hàng năm dự kiến đạt được liên tục là 240 tỷ đồng. Chi phí vận hành hàng năm của dự án (không bao gồm khấu hao, trả lãi vốn vay và thuế giá trị gia tăng) dự tính bằng 50% doanh thu hàng năm. Cuối năm thứ nhất và năm thứ hai cần bổ sung thêm vốn lưu động mỗi năm là 2 tỷ đồng. Cứ sau 4 năm hoạt động phải sửa chữa định kỳ hết 2 tỷ đồng. Giá trị thanh lý tài sản cố định cuối đời dự án là 52 tỷ đồng. Cho biết tài sản cố định khấu hao theo phương pháp khấu hao đều, thời gian khấu hao là 10 năm. Chi phí khác dự tính thu hồi đều trong 5 năm đầu. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Thời kỳ vận hành khai thác của dự án là 10 năm. Chi phí cơ hội của số vốn tự có là 13 %/năm. Hồ sơ dự án đã tính NPV = 252 tỷ đồng; T = 4 năm; IRR = 25, 38%. Hãy thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên của dự án và cho nhận xét? 80 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 5.1. Mục đích, yêu cầu và nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư 5.1.1. Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy, tính chính xác trong thẩm định các nội dung trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua: Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư. Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. 5.1.2. Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư Để thực hiện được mục đích và phát huy được vai trò của thẩm định tài chính, y ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư BÀI 5 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Bài giảng, Giáo trình kinh tế đầu tư xuất bản năm 2012 (mục 10.4.3 nội dung thẩm định dự án đầu tư); 2. Giáo trình lập dự án đầu tư (chương phân tích tài chính dự án đầu tư); 3. Nghị định 32/2015/NĐ- CP ngày 25/ 03/ 2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; 4. Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; 5. Quyết định số 634/QĐ-BXD về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu hạ tầng công trình năm 2013 ngày 9/6/2014 và một số các văn bản bản khác có liên quan đến đầu tư. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư. Mục tiêu Hiểu được mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư; Biết được các nguồn thông tin cần thu thập để sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Nắm được các nội dung cần thẩm định và các phương pháp cần sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư; Biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung thẩm định trước với nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 79 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư Tình huống dẫn nhập Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án xây dựng khách sạn Một dự án đầu tư xây dựng Khách sạn tại thành phố Hạ Long có tổng số vốn đầu tư tính tại tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động là 360 tỷ đồng (200 tỷ đồng là vốn tự có, 160 tỷ đồng là vốn vay với lãi suất 10%/năm và phải trả nợ gốc đều trong 8 năm kể từ cuối năm thứ 2, lãi phải trả hàng năm) gồm: Vốn cố định là 320 tỷ đồng gồm: chi phí tạo ra tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị) là 300 tỷ đồng và chi phí khác (chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác) là 20 tỷ đồng. Vốn lưu động là 40 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm của dự án dự tính đạt được như sau (doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng): o Năm thứ nhất: 200 tỷ đồng. o Năm thứ hai: 220 tỷ đồng. o Từ năm thứ ba trở đi, doanh thu hàng năm dự kiến đạt được liên tục là 240 tỷ đồng. Chi phí vận hành hàng năm của dự án (không bao gồm khấu hao, trả lãi vốn vay và thuế giá trị gia tăng) dự tính bằng 50% doanh thu hàng năm. Cuối năm thứ nhất và năm thứ hai cần bổ sung thêm vốn lưu động mỗi năm là 2 tỷ đồng. Cứ sau 4 năm hoạt động phải sửa chữa định kỳ hết 2 tỷ đồng. Giá trị thanh lý tài sản cố định cuối đời dự án là 52 tỷ đồng. Cho biết tài sản cố định khấu hao theo phương pháp khấu hao đều, thời gian khấu hao là 10 năm. Chi phí khác dự tính thu hồi đều trong 5 năm đầu. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Thời kỳ vận hành khai thác của dự án là 10 năm. Chi phí cơ hội của số vốn tự có là 13 %/năm. Hồ sơ dự án đã tính NPV = 252 tỷ đồng; T = 4 năm; IRR = 25, 38%. Hãy thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên của dự án và cho nhận xét? 80 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 5.1. Mục đích, yêu cầu và nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư 5.1.1. Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy, tính chính xác trong thẩm định các nội dung trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua: Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư. Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. 5.1.2. Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư Để thực hiện được mục đích và phát huy được vai trò của thẩm định tài chính, y ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Lập dự án đầu tư Lập dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính Dự án đầu tư Dự án xây dựng khách sạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 229 0 0
-
4 trang 209 0 0
-
Bài thuyết trình đề tài: Lập dự án đầu tư
42 trang 191 0 0 -
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - TS. Từ Quang Phương
303 trang 188 1 0 -
13 trang 186 0 0
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình
50 trang 150 0 0 -
6 trang 139 0 0
-
35 trang 135 0 0
-
Đề tài: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
20 trang 135 0 0 -
Quyết định số 2729/QĐ-BGTVT
5 trang 134 0 0