Danh mục

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII - ThS. Trần Đức Thìn

Số trang: 18      Loại file: ppt      Dung lượng: 460.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII trình bày các vấn đề kiến thức liên quan đến chủ thể tội phạm như khái niệm chủ thể tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể đặc biệt của tội phạm, vấn đề nhân thân người phạm tội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương VII - ThS. Trần Đức ThìnCHƯƠNG VII: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM1. KHÁI NIỆM VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM KHI CÓ MỘT TỘI PHẠM XẢY RA, NGƯỜI CÓ HV NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, TRÁI PHÁP LUẬT HÌNH SỰ BỊ COI LÀ CHỦ THỂ (CT) CỦA TỘI PHẠM XUẤT PHÁT TỪ NGUYÊN TẮC CÓ LỖI VÀ NGUYÊN TẮC CÁ NHÂN CHỊU TNHS, CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM TRƯỚC HẾT LÀ CON NGƯỜI CỤ THỂ (1) PHÁP NHÂN KHÔNG THỂ LÀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM VÌ HV CÓ LỖI LÀ HÀNH VI CỦA MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ. HƠN NỮA, TRONG LHS CÓ MỘT SỐ HÌNH PHẠT KHÔNG THỂ ÁP DỤNG Động vật cũng không thể là CT của TP vì HV phạm tội là HV có ý thức và ý chí. Hoạt động của con vật chỉ là những hoạt động mang tính bản năng hoặc là phản xạ có điều kiện. HV phạm tội là HV có lỗi nên CT của TP phải có đủ điều kiện để xác định là có lỗi. Điều kiện ấy là: Người thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội là người phải có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS).(2) Người có NLTNHS là người khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của HV mà mình thực hiện và điều khiển được HV đó. Hình phạt được áp dụng nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, do vậy nếu người có HV nguy hiểm mà không có NLTNHS thì việc áp dụng hình phạt với họ sẽ trở thành vô nghĩa Để có được năng lực nhận thức và năng lực điều khiển HV thì con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định. Do vậy độ tuổi là một điều kiện của CT của TP (3) Do sự non nớt của lứa tuổi nên trẻ em (dưới 14 tuổi) chưa có NLTNHS. Do đó, nếu họ thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự cũng không phải chịu TNHS Từ (1), (2) và (3) có thể kết luận: CT của TP là người đã thực hiện HV phạm tội trong điều kiện người ấy có NLTNHS và đạt đến một độ tuổi nhất định Hai điều kiện: NLTNHS và tuổi chịu TNHS được phản ánh là 2 dấu hiệu bắt buộc của yếu tố chủ thể2. Năng lực trách nhiệm hình sự2.1. Khái niệm về NLTNHS NLTNHS là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thểNgười có NLTNHS là người khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của HV của mình và có khả năng điều khiển được HV ấyNăng lực nêu trên là năng lực vốn có của con người, nhưng nó sẽ hoàn thiện dần qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Đây là lý do của việc quy định độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS) NLTNHS ở một người nào đó, dù là người đã thành niên, có thể bị hạn chế hoặc bị mất hẳn nếu hoạt động của bộ não bị rối loạn do bệnh tật. Trường hợp này được BLHS quy định tại Điều 13. Theo LHS thì người có NLTNHS là người đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 BLHS LHS không quy định trực tiếp thế nào là có NLTNHS mà chỉ quy đinh tuổi chịu TNHS và tình trạng không có NLTNHS. Như vậy là đã mặc nhiên thừa nhận người đủ tuổi chịu TNHS là có NLTNHS. Nếu nghi ngờ NLTNHS của người đủ tuổi chịu TNHS thì cần trưng cầu giám định tâm thần đối với người đó.2.2. Tình trạng không có NLTNHS Người phát triển bình thường về tâm - sinh lý sẽ có NLTNHS khi người ấy đạt độ tuổi nhất định theo quy định của LHS NLTNHS sẽ không có hoặc mất nếu mắc bệnh liên quan đến hoạt động tâm thần. Đó là tình trạng không có NLTNHS Người ở trong tình trạng không có NLTNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Có 2 dấu hiệu để xác định tình trạng không có NLTNHS, đó là (i): Dấu hiệu y học và (ii): Dấu hiệu tâm lý2.2.1. Dấu hiệu y học Người không có NLTNHS là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Các bệnh có thể mắc phải là: Bệnh tâm thần: Các bệnh rối loạn hoạt động của não bộ Bệnh rối loạn bẩm sinh: bệnh đao, thiểu năng trí tuệ ... Bệnh tâm thần kinh niên: các bệnh dạng tâm thần phân liệt Bệnh tâm thần nhất thời: động kinh Các bệnh khác: Các bênh thể chất nhưng gây ra rối loạn về hoạt động của bộ não: viêm màng não, sốt rét ác tính...2.2.2. Dấu hiệu tâm lý Người không có NLTNHS là người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Xét về mặt tâm lý thì khả năng nhận thức là khả năng của lý trí còn khả năng điều khiển là khả năng của ý chí Thông thường, nếu một người mất khả năng nhận thức (lý trí) thì cũng mất khả năng điều khiển (ý chí) hành vi và đó là người không có NLTNHS. Nếu một người có khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi thì cũng bị coi là người không có NLTNHS Để coi một người nào đó là người không có NLTNHS thì cả 2 dấu hiệu: y học và tâm lý phải được thoả mãn Hai dấu hiệu y học và tâm lý có quan hệ nhân quả với nhau, trong đó dấu hiệu y học là nguyên nhân, dấu Dấu hiệu y học quyết định dấu hiệu tâm lý nhưng không loại trừ khả năng một người mắc bệnh tâm thần nhưng khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vẫn tồn tại và như vậy sẽ không loại trừ TNHS đối với người đó Khả năng ...

Tài liệu được xem nhiều: