Bài giảng Luật tài chính công: Bài 2 - TS. Vũ Duy Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật tài chính công: Bài 2 - TS. Vũ Duy Nguyên LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228 BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của Ngân sách nhà nước, vị trí, vai trò của ngân sách nhà nước trong tài chính công; • Chỉ rõ vai trò của ngân sách nhà nước trong phát triển của hệ thống tài chính công và trong sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. • Trình bày được nội dung, đặc điểm hệ thống ngân sách Việt Nam và một số nước. • Xác định nội dung, đặc điểm của hệ thống pháp lý ngân sách nhà nước; các quy định pháp lý liên quan đến tổ chức quy trình ngân sách nhà nước; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, thẩm quyền pháp lý liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước. 3 v1.0014110228 KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: Lý luận nhà nước và pháp luật; Luật Hiến pháp; Luật Thương mại. 4 v1.0014110228 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình Pháp luật tài chính công; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc, tìm hiểu thêm nội dung các văn bản luật, nghị định liên quan đến pháp luật ngân sách nhà nước. 5 v1.0014110228 CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước 2.2 Những vấn đề chung về pháp luật ngân sách nhà nước 2.3 Pháp luật về tổ chức quản lý ngân sách nhà nước Pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà 2.4 nước 6 v1.0014110228 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1.2.Vai trò của ngân sách 2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị nhà nước trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7 v1.0014110228 2.1.1. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Về phương diện kinh tế: ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của một quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định. Về phương diện pháp lý: ngân sách nhà nước được quan niệm như là một đạo luật đặc biệt có thời hạn trong một năm. • Đặc điểm của ngân sách nhà nước: Là một kế hoạch tài chính lớn cần được Quốc hội biểu quyết thông qua khi thi hành. Không phải là bản kế hoạch thuần túy mà là một đạo luật. Là một kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia. Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu nhu cầu của lợi ích chung trong xã hội. Luôn phản ánh mối quan hệ tương quan giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. 8 v1.0014110228 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA • Vai trò ảnh hưởng của ngân sách nhà nước bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực, trong đó đáng kể nhất là sự ảnh hưởng của ngân sách nhà nước tới khu vực công cộng và khu vực tư nhân. • Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể khắc họa ở ba khía cạnh chủ yếu: Là công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia. Là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế. Là công cụ định hướng tiêu dùng xã hội. 9 v1.0014110228 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.2.1. Vai trò về hình thành và 2.2.2. Luật Ngân sách nhà phát triển của Luật Ngân sách nước và Luật Tài chính công - nhà nước sự tương đồng hay khác biệt 2.2.3. Phạm vi điều chỉnh của 2.2.4.Mô hình pháp luật ngân Luật Ngân sách nhà nước sách nhà nước ở Việt Nam 10 v1.0014110228 2.2.1. VAI TRÒ VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Trong lịch sử phát triển thăng trầm và đầy biến cố của thể chế tài chính công trên thế giới, thuật ngữ “Luật Tài chính công” đã từng được sử dụng với hàm ý chỉ những quy tắc pháp lý do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. • Có nhiệm vụ chi phối, điều chỉnh việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu phục vụ tối đa cho quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy công quyền. • Là lĩnh vực quan trọng của công pháp và góp phần bổ trợ đắc lực cho hai lĩnh vực quan trọng khác của công pháp là Luật Hiến pháp và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Luật tài chính công Luật tài chính công Pháp luật về ngân sách nhà nước Pháp luật về quản lý nhà nước Quản lý ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
51 trang 247 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
200 trang 158 0 0
-
76 trang 137 0 0
-
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 125 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 123 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 123 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 121 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 113 0 0 -
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 trang 97 0 0 -
Kỷ yếu Công đoàn bộ tài chính nhiệm kỳ 2013-2018
134 trang 85 0 0 -
Quyết định số 1756/QĐ-BKHĐT
13 trang 82 0 0 -
4 trang 82 0 0
-
Chuyên đề Thuế và cải cách thuế - TS. Nguyễn Thanh Dương
168 trang 81 0 0 -
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN - CHƯƠNG 4
60 trang 80 0 0 -
Tài chính công: Phần 1 - PGS. TS Trần Đình Ty
269 trang 78 0 0 -
Tài liệu học tập Quản lý tài chính công và công sản - PGS.TS Trần Văn Giao
0 trang 70 0 0 -
Nghị quyết số 242/2019/NQ-HĐND tp ĐàNẵng
3 trang 68 0 0 -
Bài giảng Chương 2: Ngân sách nhà nước (Tài chính công)
37 trang 68 0 0 -
Giáo trình Tài chính tín dụng: Phần 1 - ThS. Huỳnh Kim Thảo
29 trang 68 0 0