Bài giảng Lý thuyết cơ cấu vốn - TS Ngô Quang Huân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết cơ cấu vốn - TS Ngô Quang Huân LÝ THUYẾT CƠ CẤU VỐN TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QuẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Hoạt động huy vốn • Doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình để tạo ra ngân lưu. Ngân lưu tự do được định nghĩa là ngân lưu ròng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí bao gồm cả chi phí đầu tư. • Khi doanh nghiệp huy động vốn hoàn toàn bằng vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu), toàn bộ ngân lưu tự do thuộc về cổ đông (hay chủ sở hữu) của doanh nghiệp. • Khi doanh nghiệp huy động vốn một phần bằng vốn chủ sở hữu và một phần bằng nợ vay, thì ngân lưu tự do của doanh nghiệp sẽ được phân chia một phần cho chủ nợ và phần còn lại cho chủ sở hữu. • Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng tương đối của vốn chủ sở hữu và nợ vay trong tổng nguồn vốn. Một số ký hiệu và công thức mở rộng Lãi ròng (NI) • EPS = -------------------------------- Cổ phiếu thường đang lưu hành Cổ tức trả cho cổ đông thường • DPS = --------------------------------------- = EPS x d Cổ phiếu thường đang lưu hành Tổng giá trị vốn chủ sở hữu (E) • BVPS = ---------------------------------------- Cổ phiếu thường đang lưu hành Lãi ròng + Khấu hao TSHH và VH • CFPS = ------------------------------------------- Cổ phiếu thường đang lưu hành 3/20/2014 TS. Ngô Quang Huân Một số ký hiệu và công thức mở rộng • NOWC : (vốn hoạt động thuần) = Tổng tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh – Tổng nợ ngắn hạn không chịu lãi = (Tiền + Phải thu + Tồn kho) – (Phải trả nhà cung cấp + Phải trả khác). • NOPAT : (lợi nhuân hoạt động thuần sau thuế) = EBIT (1-thuế suất). • OCF : (dòng tiền hoat động) = NOPAT + Khấu hao. • Đầu tư vốn vào hoat động = Gia tăng tài sản cố định + chênh lệch vốn hoạt động thuần : (NOWC sau – NOWC trước). 3/20/2014 TS. Ngô Quang Huân Một số ký hiệu và công thức mở rộng • FCF: (dòng tiền tự do) = OCF – đầu tư vốn vào hoạt động. • MVA: (Giá trị thị trường gia tăng) = là khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối tài sản. • EVA: ( Giá trị kinh tế gia tăng) = NOPAT – (Tổng vốn hoạt động do nhà đầu tư cung cấp x Chi phí vốn sau thuế) • EVA = (lãi ròng – (vốn chủ sở hữu x chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu)) • EVA = (vốn chủ sở hữu) (ROE –Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu). 3/20/2014 TS. Ngô Quang Huân Khái niệm • Cơ cấu vốn: tỷ trọng tương đối của vốn chủ sở hữu và nợ vay trong tổng nguồn vốn • Giá trị thị trường của doanh nghiệp = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + Giá trị thị trường của các khoản nợ vay (V=E+D) • Đòn bẩy tài chính: tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu ( D/E ) • rd: suất sinh lợi yêu cầu của chủ nợ • re: suất sinh lợi yêu cầu của CSH • ROE: suất sinh lợi yêu cầu trên vốn CSH Cơ cấu vốn và giá trị doanh nghiệp • Giá trị doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn? • Nếu doanh nghiệp không thể thay đổi giá trị của mình bằng cách điều chỉnh cơ cấu vốn, thì hoạt động đầu tư có thể được tiến hành một cách độc lập với hoạt động huy động vốn. • Nếu giá trị doanh nghiệp bị tác động bởi cơ cấu vốn thì hoạt động đầu tư và huy động vốn phải được xem xét một cách đồng thời. Nói cách khác, doanh nghiệp xác định một cơ cấu vốn sao cho giá trị của mình đạt mức tối đa. Lý thuyết Modigliani-Miller: Thị trường hoàn hảo • Định đề M&M I: Trong thị trường hoàn hảo, giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn • Định đề M&M II: Chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có vay nợ tăng đồng biến với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Giả định của M & M • Thị trường hoàn hảo Thông tin cân xứng Không có chi phí giao dịch Không có thuế thu nhập doanh nghiệp, không có thuế thu nhập cá nhân Lãi suất vay và cho vay như nhau, cơ hội tiếp cận nguồn vốn như nhau (đối với cá nhân hay doanh nghiệp) • Không có chi phí phá sản, chi phí khốn khó tài chính • Toàn bộ lợi nhuận sau thuế được chia cho chủ sở hữu: Không có tái đầu tư Không có tăng trưởng Định đề M&M I • Hai doanh nghiệp U và L giống hệt nhau, ngoại trừ u không có vay nợ và L có vay nợ. U và L có cùng ngân lưu tự do hàng năm FCF và cùng lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT. • Doanh nghiệp U: Tổng giá trị doanh nghiệp: VU • Doanh nghiệp L: Nợ vay: D (với lãi suất rD) Vốn chủ sở hữu: E Tổng giá trị doanh nghiệp: VL Ta có: VL = D + E Chiến lược đầu tư A: Mua toàn bộ doanh nghiệp L • Tổng số tiền đầu tư bỏ ra: E = VL – D • Tổng lợi nhuận hưởng hằng năm = Lợi nhuận của L: EBIT – Lãi vay = EBIT – rD*D ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi phí sử dụng vốn Bài giảng lý thuyết cơ cấu vốn Cơ cấu vốn Lý thuyết cơ cấu vốn Quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp Chiến lược tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 306 0 0
-
26 trang 224 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 215 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
4 trang 202 0 0 -
10 sai lầm trong quản trị tài chính khiến doanh nghiệp 'bại liệt', bạn đã biết chưa?
5 trang 181 0 0 -
25 trang 169 0 0
-
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 159 0 0 -
197 trang 158 0 0
-
14 trang 152 0 0
-
Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT!
135 trang 149 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Tiểu luận: Điểm gãy cấu trúc trong mối liên hệ tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực
27 trang 110 0 0 -
148 trang 105 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp: Tình hình tài chính của Công ty TNHH Yusen Logistics Việt Nam
82 trang 99 1 0 -
Bài giảng Tài chính hành vi - Chủ đề 8: Tài chính hành vi trong quản trị tài chính doanh nghiệp
27 trang 92 0 0 -
Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200
2 trang 80 0 0