Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 438.00 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ" cung cấp kiến thức về bảng cân đối tiền tệ rút gọn của ngân hàng trung ương; chức năng của ngân hàng trung ương và các hoạt động gắn với các chức năng đó; cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ; các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ đó trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ BÀI 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB Đại học KTQD. 2. Tiền tệ, ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Bài này có 3 vấn đề chính cần hiểu rõ: quá trình cung ứng tiền tệ đơn giản, chức năng và hoạt động của NHTW, chính sách tiền tệ. Trước hết, để hiểu được quá trình tạo tiền đơn giản, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW (NHTW), cách thức làm thay đổi cơ số tiền tệ, và thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào. Đối với hoạt động của NHTW, sinh viên cần hiểu và giải thích được các chức năng của NHTW, các hoạt động gắn với các chức năng đó, và giải thích được sự khác biệt cơ bản về chức năng và hoạt động giữa NHTW với NH thương mại. Đối với vấn đề chính sách tiền tệ, ngoài việc hiểu và giải thích ý nghĩa mục tiêu của chính sách tiền tệ, sinh viên cần hiểu cơ chế sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: Phân tích nội dung bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW. Mô tả quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng và công thức mô hình tạo tiền đơn giản. Phân tích các chức năng của NHTW và các hoạt động gắn với các chức năng đó. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa NHTW với NHTM. Phân tích cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ. Phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa các mục tiêu đó. Phân tích các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ đó trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. FIN101_Bai5_v1.0013105223 61 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ Tình huống dẫn nhập Lựa chọn định hướng thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các NHTW ở nhiều nước luôn phải đứng trước những sự lựa chọn: ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay ưu tiên kiểm soát lạm phát vì 2 mục tiêu này thường xung đột nhau và số liệu kinh tế trên thực tế cho thấy, không phải lúc nào cũng dễ dàng để ra quyết định là nghiêng về tăng trưởng kinh tế hay là hạn chế lạm phát. Năm 2012 khép lại đối với Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,03% (thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 6,25%) và tỷ lệ lạm phát là 6,81% (cũng thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 10%). Số liệu quí I/2013 về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (4,89%) và lạm phát (6,64%) trong đều thấp hơn so với các các mục tiêu mà Quốc hội đặt ra (tăng trưởng kinh tế 5,5% và kiểm soát lạm phát ở mức 8%). Với những số liệu cơ bản nêu trên, theo Anh (Chị), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên thực thi chính sách tiền tệ như thế nào để đạt được mục tiêu do Quốc hội đặt ra? Gợi ý: 1. NHNN nên thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng? 2. Để thực thi chính sách tiền tệ theo ý kiến của Anh (Chị), các công cụ của chính sách tiền tệ nên được sử dụng như thế nào? 62 FIN101_Bai5_v1.0013105223 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 5.1. Bảng CĐ tiền tệ rút gọn của NHTW và quá trình thay đổi cơ số tiền tệ 5.1.1. Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW có các khoản mục sau đây: NHTW Tài sản Nợ Chứng khoán Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng (C) Tiền cho vay chiết khấu Dự trữ của các NHTM (R) Cơ số tiền tệ (MB = C + R) Các khoản mục bên Nợ: Tiền lưu hành ngoài ngân hàng: đây là số tiền giấy do NHTW phát hành và hiện tại đang được các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng nắm giữ. Đây là khoản nợ của NHTW vì nếu là trong chế độ bản vị vàng, NHTW có nghĩa vụ chuyển đổi các đồng tiền giấy đó ra vàng cho người nắm giữ tiền giấy khi họ có yêu cầu chuyển đổi. Trong chế độ bản vị tiền giấy, NHTW không có nghĩa vụ chuyển đổi tiền giấy ra vàng, nhưng họ có trách nhiệm bảo vệ giá trị của đồng tiền giấy mà họ phát hành. Tiền dự trữ của các NHTM. Tiền dự trữ bao gồm tiền mặt ở trong két của các NHTM và tiền gửi của NHTM tại NHTW. Đây là khoản nợ của NHTW vì khi các NHTM có tiền gửi ở NHTW yêu cầu rút tiền mặt ra thì NHTW có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Các khoản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ BÀI 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB Đại học KTQD. 2. Tiền tệ, ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Bài này có 3 vấn đề chính cần hiểu rõ: quá trình cung ứng tiền tệ đơn giản, chức năng và hoạt động của NHTW, chính sách tiền tệ. Trước hết, để hiểu được quá trình tạo tiền đơn giản, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW (NHTW), cách thức làm thay đổi cơ số tiền tệ, và thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào. Đối với hoạt động của NHTW, sinh viên cần hiểu và giải thích được các chức năng của NHTW, các hoạt động gắn với các chức năng đó, và giải thích được sự khác biệt cơ bản về chức năng và hoạt động giữa NHTW với NH thương mại. Đối với vấn đề chính sách tiền tệ, ngoài việc hiểu và giải thích ý nghĩa mục tiêu của chính sách tiền tệ, sinh viên cần hiểu cơ chế sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: Phân tích nội dung bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW. Mô tả quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng và công thức mô hình tạo tiền đơn giản. Phân tích các chức năng của NHTW và các hoạt động gắn với các chức năng đó. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa NHTW với NHTM. Phân tích cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ. Phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa các mục tiêu đó. Phân tích các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ đó trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. FIN101_Bai5_v1.0013105223 61 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ Tình huống dẫn nhập Lựa chọn định hướng thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các NHTW ở nhiều nước luôn phải đứng trước những sự lựa chọn: ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay ưu tiên kiểm soát lạm phát vì 2 mục tiêu này thường xung đột nhau và số liệu kinh tế trên thực tế cho thấy, không phải lúc nào cũng dễ dàng để ra quyết định là nghiêng về tăng trưởng kinh tế hay là hạn chế lạm phát. Năm 2012 khép lại đối với Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,03% (thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 6,25%) và tỷ lệ lạm phát là 6,81% (cũng thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 10%). Số liệu quí I/2013 về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (4,89%) và lạm phát (6,64%) trong đều thấp hơn so với các các mục tiêu mà Quốc hội đặt ra (tăng trưởng kinh tế 5,5% và kiểm soát lạm phát ở mức 8%). Với những số liệu cơ bản nêu trên, theo Anh (Chị), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên thực thi chính sách tiền tệ như thế nào để đạt được mục tiêu do Quốc hội đặt ra? Gợi ý: 1. NHNN nên thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng? 2. Để thực thi chính sách tiền tệ theo ý kiến của Anh (Chị), các công cụ của chính sách tiền tệ nên được sử dụng như thế nào? 62 FIN101_Bai5_v1.0013105223 Bài 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 5.1. Bảng CĐ tiền tệ rút gọn của NHTW và quá trình thay đổi cơ số tiền tệ 5.1.1. Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW có các khoản mục sau đây: NHTW Tài sản Nợ Chứng khoán Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng (C) Tiền cho vay chiết khấu Dự trữ của các NHTM (R) Cơ số tiền tệ (MB = C + R) Các khoản mục bên Nợ: Tiền lưu hành ngoài ngân hàng: đây là số tiền giấy do NHTW phát hành và hiện tại đang được các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng nắm giữ. Đây là khoản nợ của NHTW vì nếu là trong chế độ bản vị vàng, NHTW có nghĩa vụ chuyển đổi các đồng tiền giấy đó ra vàng cho người nắm giữ tiền giấy khi họ có yêu cầu chuyển đổi. Trong chế độ bản vị tiền giấy, NHTW không có nghĩa vụ chuyển đổi tiền giấy ra vàng, nhưng họ có trách nhiệm bảo vệ giá trị của đồng tiền giấy mà họ phát hành. Tiền dự trữ của các NHTM. Tiền dự trữ bao gồm tiền mặt ở trong két của các NHTM và tiền gửi của NHTM tại NHTW. Đây là khoản nợ của NHTW vì khi các NHTM có tiền gửi ở NHTW yêu cầu rút tiền mặt ra thì NHTW có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Các khoản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ Lý thuyết tài chính tiền tệ Ngân hàng trung ương Chính sách tiền tệ Chức năng của ngân hàng trung ươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 338 13 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 267 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
38 trang 231 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 230 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 227 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 202 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 155 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 152 0 0