Danh mục

Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 7 - Cung - Cầu tiền tệ

Số trang: 50      Loại file: ppt      Dung lượng: 754.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong chương Cung – Cầu tiền tệ, sinh viên sẽ nắm bắt được: các khái niệm cơ bản liên quan đến mức cung tiền và mức cầu tiền, các lý thuyết kinh tế học giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến MA và MS. Ứng dụng các lý thuyết đã học vào bài tập thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 7 - Cung - Cầu tiền tệ Chương 7 Cung – Cầu tiền tệ Hà Nội, tháng 8­2007 1 Mục đích chương học   Sau khi học xong chương Cung – Cầu tiền tệ,  sinh viên sẽ nắm bắt được: ­ Các khái niệm cơ bản liên quan đến mức  cung tiền và mức cầu tiền. ­ Các lý thuyết kinh tế học giải thích các nhân tố  ảnh hưởng đến MA và MS. ­ Ứng dụng các lý thuyết đã học vào bài tập thực  tế. Tài liệu   ­ Chương 7, giáo trình Tiền tệ ­ Ngân hàng, Học viện  Ngân hàng, NXB Thống kê. ­ Chương 14, 15 và 23, sách tham khảo Tiền tệ, Ngân  hàng và Thị trường tài chính, F.Miskin, NXB Khoa học  và Kĩ thuật. ­ Chapter 16 and 21, The Economics of Money, Banking  and Financial Markets, the seventh edition, F.Miskin,  Addison – Wesley Press. ­ Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân  hàng, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. ­ www.sbv.gov.vn; www.boj.gov.vn;  www.federalreserve.gov;.... Tóm tắt nội dung  1. Mức cầu tiền tệ (MD) 1.1. Khái niệm 1.2. Thành phần  1.3. Các nhân tố ảnh hưởng 2. Mức cung tiền tệ (MS) 2.1. Khái niệm 2.2. Đo lường MS 2.3.Quá trình cung ứng tiền và các nhân tố ảnh     hưởng đến MS 3. Quan hệ cung – cầu tiền tệ 1. Mức cầu tiền tệ  1.1. Khái niệm  Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà  dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ  chức xã hội, các cơ quan Nhà nước giữ  nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo  toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các  biến số vĩ mô cho trước. 1. Mức cầu tiền tệ  1.1. Khái niệm  Đặc trưng của mức cầu tiền (MD) là: ­ Thể hiện nhu cầu của các chủ thể phi ngân hàng ­ Mục đích nắm giữ tiền của các chủ thể gồm: tiêu dùng  và bảo toàn giá trị ­ MD đo lường được trong điều kiện lạm phát, tốc độ  tăng trưởng kinh tế, vòng quay tiền tệ, tỷ giá… là các  biến số đã cho trước ­ Nhu cầu tiền thực tế 1. Mức cầu tiền tệ  1.2. Thành phần  Theo Keynes, mức cầu tiền được hình thành  bởi ba bộ phận tương ứng với động cơ nắm giữ  tiền của công chúng: 1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch 1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng 1.2.3. Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch  • Khái niệm: Mức cầu tiền giao dịch là nhu  cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao  đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch  hàng ngày của các chủ thể kinh tế trong  xã hội. • Ví dụ: mua hàng hóa, trả công dịch vụ, thanh  toán khoản nợ… 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.1. Mức cầu tiền giao dịch  • Đặc điểm ­ Đây là nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các  chủ thể trong xã hội. ­ Nhu cầu này đòi hỏi phải được đáp ứng bằng  phương tiện có tính lỏng cao như tiền mặt hoặc  tiền gửi không kỳ hạn tại NH. ­ Có nhiều cách một cá nhân có thể sử dụng để  thỏa mãn nhu cầu này. Việc lựa chọn cách nào  sẽ quyết định đến mức cầu tiền giao dịch. 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng • Khái niệm: Mức cầu tiền dự phòng là nhu  cầu tiền tệ nhằm đáp ứng các khoản chi  tiêu không dự tính trước được khi có các  nhu cầu đột xuất. • Ví dụ: ốm đau, tai nạn, hỏng xe, thiên tai, bệnh  dịch… 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.2. Mức cầu tiền dự phòng • Đặc điểm: ­ Để đáp ứng nhu cầu đột xuất, có rất nhiều cách như  nắm giữ nhiều tiền hơn để hình thành nên bộ phận cầu  tiền dự phòng; cắt giảm chi tiêu thường xuyên khi nhu  cầu đột xuất phát sinh; đi vay; xin các khoản viện trợ  không hoàn lại… →   Quy mô của cầu tiền dự phòng phụ thuộc vào chênh  lệch ròng giữa chi phí của việc nắm giữ tiền và chi phí  sử dụng các phương án khác. 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.3. Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ • Khái niệm: Mức cầu tiền đầu tư/đầu cơ là  lượng tiền được nắm giữ nhằm quản lí tài  sản một cách linh hoạt và có hiệu quả  trên cả hai góc độ tối đa hóa lợi nhuận và  tối thiểu hóa rủi ro. • Ví dụ: bố mẹ nắm giữ tiền chuẩn bị cho con cái  du học; tích lũy tiền để xây nhà, mua xe… 1. Mức cầu tiền tệ  1.2.3. Mức cầu tiền đầu cơ/đầu tư • Đặc điểm: ­ Công chúng nắm giữ tiền với tư cách là một  công cụ đầu tư. ­ Động cơ đầu tư nhằm mục đích bảo toàn lợi  nhuận dựa trên khả năng phán đoán tình hình  sẽ xảy ra trong tương lai tốt hơn so với phần  còn lại của thị trường. 1. Mức cầu tiền tệ  1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ  1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản của  Irving Fisher 1.2.2. Trường phái Cambridge cổ điển 1.2.3. Lý thuyết ưa thích tính lỏng của Keynes 1.2.4. Mô hình Baumol­Tobin 1.2.5. Lý thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của  Milton Friedman  1. Mức cầu tiền tệ  1.2.1. Lý thuyết số lượng tiền tệ đơn giản     của Irving Fisher ­ Giả thiết: Công chúng nắm giữ tiền mặt chỉ vì  động cơ giao dịch và không tự do hành động  ...

Tài liệu được xem nhiều: