Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Mô phôi: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Da và các thành phần phụ thuộc của da; hệ hô hấp; hệ nội tiết; ống tiêu hóa chính thức; tuyến tiêu hoá; hệ sinh dục nữ; hệ sinh dục nam; hệ tiết niệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô phôi: Phần 2 - Trường ĐH Tây Nguyên CHƯƠNG 10. DA VÀ CÁC THÀNH PHẦN PHỤ THUỘC CỦA DAMỤC TIÊU− Kiến thức: 1. Mô tả các lớp của biểu bì 2. Mô tả các tế bào trong từng lớp của biểu bì 3. So sánh da dày với da mỏng 4. Mô tả cấu tạo và chức năng của tuyến mồ hôi 5. Mô tả cấu tạo và chức năng của tuyến bãI. DA Da là một trong những cơ quan của cơ thể. Da bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thểvà nối tiếp với niêm mạc môi, mũi, mí mắt, âm hộ, bao quy đầu, hậu môn. Trong lượng của da khoảng 16% trọng lượng cơ thể và có diện tích 1,5-2m2/người trưởng thành. Trong da có thành phần phụ thuộc da như tuyến mồ hôi, tuyến bã,lông, móng.1. Cấu tạo Gồm 3 lớp chính: biểu bì, chân bì, hạ bì.1.1. Biểu bì Là biểu mô tát tầng sừng hóa (đã được mô tả trong bài biểu mô) ngăn cách với môliên kết bởi màng đáy. Thành phần tế bào trong biểu bì gồm các loại như sau: * Tế bào sừng: là tế bào chính của biểu bì nó có khả năng sinh sản và biến đối cấutrúc khi bị đẩy dần lên lớp trên. Thời gian 1 tế bào sừng di chuyển từ lớp đáy lên bềmặt là 15-30 ngày. Ở lớp đáy: Tế bào sừng có hình vuông hoặc trụ thấp là những tế bào còn non cónhiều khả năng sinh sản. Trong bào tương tế bào có nhiều siêu sợi trung gian và có ít hạtsắc tố melanin. 98 Hình 10.1. Biểu mô lát tầng sừng hóa của da [4] + Lớp gai: Tế bào có hình đa diện, chúng liên kết với nhau nhờ các thể liên kết điểm(Desmosome). Càng lên trên những siêu sợi càng nhiều chúng tạo thành bó dày, bào tâmmất dần, trong bào tương của lớp này cũng chứa nhiều hạt sắc tố Melanin (do tế bào sắctố tiết ra). + Lớp hạt: Tế bào có hình thoi dẹp xếp thành vài hàng tế bào. Trong bào tương củahạt này chứa những hạt Keratohyaline bắt màu bazơ. + Lớp bóng: Tế bào đã chết chúng nén dẹt với nhau. Bào quan và nhân tế bào khôngcòn, thể liên kết không điển hình, chất eleidin xuất hiện. + Lớp sừng: Tế bào đã thoái hóa hoàn toàn tạo thành những lá sừng nén lại với nhau,chất sừng còn gọi là chất keratin không thấm nước và bền vững với 1 số hóa chất nên bảovệ được da chống thoát hơi nước và không bị phá hủy bởi 1 số hóa chất có độ acid vàkiềm nhẹ. Ở từng vùng trong cơ thể lớp sừng có độ dày mỏng khác nhau. * Tế bào sắc tố: Là tế bào có kích thước lớn nhuộm bằng phương pháp ngấm bạc,thân tế bào thường nằm ở lớp sinh sản hoặc nằm trong mô liên kế dưới biểu bì. Tế bàocó nhiều nhánh bào tương vươn dài lên lớp biểu bì. Sự tổng hợp các hạt sắc tố đượcthực hiện ở phần thân tế bào sau đó hạt sắc tố di chuyển theo những nhánh bào tươngcủa tế bào sắc tố và xuất hiện trong tế bào sừng nhờ cơ chế thực bào. * Tế bào Langerhans: Có số lượng rất ít phân bố ở lớp sinh sản và lớp gai cónguồn gốc từ mono bào. Trong biểu bì chúng có khả năng thực bào (Đại thực bào biểubì). Ngoài ra còn gặp các lympho T có tác dụng tương tác với tế bào Langerhans trongphản ứng miễn dịch tại chỗ ở da. 99 Hình 10.2. Cấu tạo các lớp của da [4] * Tế bào Merkel: Khu trú chủ yếu ở lớp sinh sản và lớp gai đây là những tế bào cónguồn gốc biểu bì nhưng biệt hóa thành tế bào dẹt xếp xung quanh nhánh tận cùngthần kinh cảm giác để tạo nên phức hợp Merkel có chức năng xúc giác.1.2. Chân bì Là mô liên kết đặc nằm ngay dưới biểu bì được phân thành 2 lớp nhưng ranh giớikhông rõ ràng, bề dày của chân bì thay đổi tùy nơi (lưng có độ dày nhất là khoảng 4mm). * Lớp nhú: Là lớp mô liên kết thưa nằm ngày dưới biểu bì chúng đội biểu bì lênthành các nhú có hình lượn sóng. Ở đây có lưới mao mạch phong phú tiến sát đến biểubì để nuôi dưỡng biểu bì. Ở vùng da có sự cọ sát và áp xuất mạnh thì nhú phát triển. * Lớp lưới (chân bì thực sự): Là lớp dày được cấu tạo bởi mô liên kết nhiều sợi, cácsợi keo hợp thành bó đan với nhau tạo lớp, mạch máu ở đây ít nhưng lớn hơn, lớp lưới cótác dụng liên kết da và các mô khác đồng thời làm cho da bền chắc và có tính đàn hồi.1.3. Lớp hạ bì (lớp mỡ dưới da) Là mô liên kết có nhiều tiểu thùy mỡ, tùy theo vùng mà mô mỡ có nhiều hay ít.Tác dụng của lớp hạ bì là làm giảm nhẹ tác động cơ học lên da, gắn kết da với các cơquan bên dưới. Mô mỡ làm bạn hạn chế thải nhiệt của cơ thể.2. Phân loại da Dựa vào cấu tạo người ta phân thành hai loại da.2.1. Da dày Là vùng da có sự cọ sát và sức ép nhiều như: da lòng bàn tay, lòng ngón tay, lòngbàn chân, ngón chân. 100 * Đặc điểm cấu tạo của da dày là: Lớp biểu bì dày do các lớp tế bào sừng phát triển đặc biệt là lớp sừng. Nhú chân bì phát triển mạnh tạo nên các vân da. Có nhiều tuyến mồ hôi nhỏ chế tiết kiểu toàn vẹn, chất tiết được đổ lên mặt da. Không có lông và tuyến bã.2.2. Da mỏng Là phần da bọc các phần còn lại của cơ thể. * Cấu tạo của da mỏng: Biểu bì mỏng do lớp sợi và lớp sừng ít phát ...