Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2
Số trang: 54
Loại file: pdf
Dung lượng: 384.59 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phát triển bền vững; đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; luật bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2 CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4.1 Nhận thức chung về phát triển bền vững (PTBV) Trong lịch sử nhân loại, ngay từ buổi sơ khai con người đã biết khai thác TNTN để chế biến thành những sản phẩm cần thiết cho sự sống hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo ra môi trường sống thích hợp cho mình. Trong khi tiến hành các hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết mọi sự can thiệp vào thiên nhiên đều có hai mặt lợi và hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Để ngăn ngừa những tác động đến thiên nhiên, con người đã đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác những tục lệ như chỉ định rừng đầu nguồn thành “rừng cấm”, “rừng thiêng” không được xâm phạm; tục lệ phóng sinh, thả chim, cá về nguồn; tục lệ cấm giết hại súc vật đang mang thai, động vật sơ sinh v.v… Nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp gắn với các hiểu biết về sinh thái như vậy có thể xem là những biểu hiện của ý thức BVMT một cách cảm tính và được duy trì một cách ổn định trong hàng năm tại nhiều nước ở Châu Á và Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp với sự phát hiện những nguồn nguyên liệu, vật liệu và năng lượng mới cộng với kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để chế ngự thiên nhiên, ngăn ngừa các hiện tượng bất lợi cho mình, con người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt được năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con ngươì đã chuyển đổi hoặc tạo ra các dòng năng lượng nhân tạo, cắt nối các chuỗi hoặc lưới thức ăn vốn có của tự nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung để duy trì cân bằng nhân tạo rất mkỏng manh của hệ thống tự nhiên và môi trường. Đặc biệt là trong thế kỷ 20 sau những năm phục hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2 hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu phát triển công nghiệp. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo ra nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác TNTN và can thiệp vào MT. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm do thừa thải (pollution of affluence) tại các nước có nền công nghiệp phát triển và ô nhiễm do đói nghèo (pollution of poverty) tại các nước nghèo chậm phát triển. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như mọi sinh vật khác không thể đình chỉ sự tiến hoá và phát triển của mình. Ngừng phát triển sẽ đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt. Đó là quy luật của sự sống mà mọi vật phải tuân theo. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và MT là chấp nhận sự phát triển nhưng phải phát triển một cách khôn khéo, phát triển mà không gây ra những tác hại đến MT. Đó là PTBV mà nhân loại hiện nay đang nói đến. Vậy PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật BVMT 2005). Tình trạng phúc lợi của thế hệ hôm nay cũng như của caqsc thế hệ mai sau phụ thuộc vào nguồn TNTN và nhân tạo đã có; mỗi một cá thể đều phải có nghĩa vụ ngăn ngừa và hạn chế việc làm cạn kiệt nguồn TNTN đó. PTBV được mô tả như một quá trình biến đổi sâu sắc mà trong đó việc sử dụng các nguồn TNTN, việc xây dựng cơ cấu đầu tư, việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật và các cơ chế pháp lý phải hoà hợp cho được những nhu cầu của cả hiện tại và tương lai. 4.2. Các nguyên tắc đề PTBV Hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janero (1992) đã nhất trí thông qua 9 nguyên tắc để PTBV: 1) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất vì: - Sức sống của trái đất là sức sống của con người, của các hệ sinh thái - Sự đa dạng sinh học được tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người phụ thuộc vào đó. Hệ thống thiên nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, thời tiết, cân bằng nước … và các yếu tố môi trường khác mà con người đang sống, giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp … Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ tất cả các loài động và thực vật trên trái đất, bảo vệ các ngồn gen di truyền của các loài sinh vật. Bảo vệ đa dạng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau. 2) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại tài nguyên nhất là TN không tái tạo được. Con người từ xưa đã biết sử dụng các nguồn TNTN. Nguồn TN không tái tạo được như các loại nhiên liệu hoá thạch, dầu hoả … thường có hạn, nếu khai thác quá mức sẽ làm chúng cạn kiệt. Trong từng quốc gia hoặc trên phạm vi toàn thế giới, các ngành hoạt động đều luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhu cầu sử dụng TNTN, vì vậy muốn sử dụng lâu dài cân cân nhắc tính toán để hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại TNTN đó. 3) Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất. Trái đất nói chung hay một HST nào đó dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có phạm vi chịu đựng nhất định. Con người có thể mở rộng phạm vi đó bằng các loại hình kỹ thuật truyền thống hay áp dụng công nghệ mới nhưng nếu không dựa vào các quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì phải trả giá rất đắt, làm cho TNTN, các HST bị suy thoái, nghèo kiệt, mất khả năng phục hồi. PTBV còn phụ thuộc vào dân số. Dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng các nguồn TNTN càng lớn và sẽ vượt khả năng chịu đựng của trái đất, cho nên phải tìm cách giới hạn an toàn giữa phát triên dân số và PTBV. 4) Tôn trọng và quan tâm đến cuốc sống cộng đồng. Đây là nguyên tắc quan trọng, nó nói lên trách nhiệm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trường trong xây dựng: Phần 2 CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4.1 Nhận thức chung về phát triển bền vững (PTBV) Trong lịch sử nhân loại, ngay từ buổi sơ khai con người đã biết khai thác TNTN để chế biến thành những sản phẩm cần thiết cho sự sống hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo ra môi trường sống thích hợp cho mình. Trong khi tiến hành các hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết mọi sự can thiệp vào thiên nhiên đều có hai mặt lợi và hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Để ngăn ngừa những tác động đến thiên nhiên, con người đã đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác những tục lệ như chỉ định rừng đầu nguồn thành “rừng cấm”, “rừng thiêng” không được xâm phạm; tục lệ phóng sinh, thả chim, cá về nguồn; tục lệ cấm giết hại súc vật đang mang thai, động vật sơ sinh v.v… Nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp gắn với các hiểu biết về sinh thái như vậy có thể xem là những biểu hiện của ý thức BVMT một cách cảm tính và được duy trì một cách ổn định trong hàng năm tại nhiều nước ở Châu Á và Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp với sự phát hiện những nguồn nguyên liệu, vật liệu và năng lượng mới cộng với kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để chế ngự thiên nhiên, ngăn ngừa các hiện tượng bất lợi cho mình, con người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt được năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con ngươì đã chuyển đổi hoặc tạo ra các dòng năng lượng nhân tạo, cắt nối các chuỗi hoặc lưới thức ăn vốn có của tự nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung để duy trì cân bằng nhân tạo rất mkỏng manh của hệ thống tự nhiên và môi trường. Đặc biệt là trong thế kỷ 20 sau những năm phục hồi chiến tranh thế giới lần thứ 2 hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu phát triển công nghiệp. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo ra nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác TNTN và can thiệp vào MT. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm do thừa thải (pollution of affluence) tại các nước có nền công nghiệp phát triển và ô nhiễm do đói nghèo (pollution of poverty) tại các nước nghèo chậm phát triển. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như mọi sinh vật khác không thể đình chỉ sự tiến hoá và phát triển của mình. Ngừng phát triển sẽ đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt. Đó là quy luật của sự sống mà mọi vật phải tuân theo. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và MT là chấp nhận sự phát triển nhưng phải phát triển một cách khôn khéo, phát triển mà không gây ra những tác hại đến MT. Đó là PTBV mà nhân loại hiện nay đang nói đến. Vậy PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật BVMT 2005). Tình trạng phúc lợi của thế hệ hôm nay cũng như của caqsc thế hệ mai sau phụ thuộc vào nguồn TNTN và nhân tạo đã có; mỗi một cá thể đều phải có nghĩa vụ ngăn ngừa và hạn chế việc làm cạn kiệt nguồn TNTN đó. PTBV được mô tả như một quá trình biến đổi sâu sắc mà trong đó việc sử dụng các nguồn TNTN, việc xây dựng cơ cấu đầu tư, việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật và các cơ chế pháp lý phải hoà hợp cho được những nhu cầu của cả hiện tại và tương lai. 4.2. Các nguyên tắc đề PTBV Hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janero (1992) đã nhất trí thông qua 9 nguyên tắc để PTBV: 1) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất vì: - Sức sống của trái đất là sức sống của con người, của các hệ sinh thái - Sự đa dạng sinh học được tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người phụ thuộc vào đó. Hệ thống thiên nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, thời tiết, cân bằng nước … và các yếu tố môi trường khác mà con người đang sống, giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp … Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ tất cả các loài động và thực vật trên trái đất, bảo vệ các ngồn gen di truyền của các loài sinh vật. Bảo vệ đa dạng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau. 2) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại tài nguyên nhất là TN không tái tạo được. Con người từ xưa đã biết sử dụng các nguồn TNTN. Nguồn TN không tái tạo được như các loại nhiên liệu hoá thạch, dầu hoả … thường có hạn, nếu khai thác quá mức sẽ làm chúng cạn kiệt. Trong từng quốc gia hoặc trên phạm vi toàn thế giới, các ngành hoạt động đều luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhu cầu sử dụng TNTN, vì vậy muốn sử dụng lâu dài cân cân nhắc tính toán để hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại TNTN đó. 3) Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất. Trái đất nói chung hay một HST nào đó dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có phạm vi chịu đựng nhất định. Con người có thể mở rộng phạm vi đó bằng các loại hình kỹ thuật truyền thống hay áp dụng công nghệ mới nhưng nếu không dựa vào các quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì phải trả giá rất đắt, làm cho TNTN, các HST bị suy thoái, nghèo kiệt, mất khả năng phục hồi. PTBV còn phụ thuộc vào dân số. Dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng các nguồn TNTN càng lớn và sẽ vượt khả năng chịu đựng của trái đất, cho nên phải tìm cách giới hạn an toàn giữa phát triên dân số và PTBV. 4) Tôn trọng và quan tâm đến cuốc sống cộng đồng. Đây là nguyên tắc quan trọng, nó nói lên trách nhiệm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Môi trường trong xây dựng Môi trường trong xây dựng Phát triển bền vững Luật Bảo vệ môi trường Đánh giá tác động môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 347 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 318 0 0 -
10 trang 284 0 0
-
95 trang 269 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 245 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 209 0 0 -
9 trang 207 0 0
-
Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
214 trang 185 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0