Danh mục

Bài giảng Môi trường và phát triển: Phần II

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 756.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Môi trường và phát triển: Phần II trình bày các nội dung chính: phát triển và các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là tài liệu học tập và tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trường và phát triển: Phần II CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên 4.1.1. Khái niệm tài nguyên - Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới. - Theo quan hệ với con người, tài nguyên có thể chia làm 2 loại: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội 4.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên (Hình 4.1) - Tài nguyên vĩnh cữu: tài nguyên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng lượng mặt trời (trực tiếp: chiếu sáng trực tiếp; gián tiếp: gió, sóng biển, thuỷ triều,...) - Tài nguyên tái tạo: loại tài nguyên có thể tự duy trì, tự bổ sung liên tục khi được quản lý hợp lý. Ví dụ: tài nguyên sinh vật (động thực vật), tài nguyên nước, đất. - Tài nguyên không tái tạo: dạng tài nguyên bị biến đổi hay mất đi sau quá trình sử dụng. Ví dụ: tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, tài nguyên di truyền (gen). Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên được phân loại: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,.... Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên Tài nguyên Tài nguyên vĩnh cửu không tái tạo tái tạo Năng Gió, sóng Khoáng Nhiên Gen (di Sinh vật Đất Nước lượng Mặt biển, thủy sản liệu hóa truyền) trời triều,.. thạch Hình 4.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên 4.2. Tài nguyên rừng 4.2.1. Vai trò của rừng - Về mặt sinh thái: + Điều hoà khí hậu: Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng cũng góp phần làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. + Đa dạng, nguồn gen: Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí. - Về bảo vệ môi trường: + Hấp thụ CO2: Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực.Trung bình một ha rừng tạo nên 16 tấn oxy/năm,. + Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn: Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Rừng làm Khoa Môi trường 30 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010 tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100 - 900% trọng lượng của nó. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với lớp đất bề mặt. Lượng đất xói mòn vùng đất có rừng chỉ bằng 10% vùng đất không có rừng, + Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất. - Về cung cấp tài nguyên: + Lương thực, thực phẩm: Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người + Nguyên liệu: Rừng là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, nguyên vật liệu cho công nghiệp... + Cung cấp dược liệu: nhiều loài thực vật, động vật rừng là các loại thuốc chữa bệnh Căn cứ vai trò của rừng, người ta phân biệt:  Rừng phòng hộ  bảo vệ nguồn nước, đất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường  Rừng đặc dụng  bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích, ...  Rừng sản xuất  khai thác gỗ, củi, động vật,...có thể kết hợp mục đích phòng hộ. Theo độ giàu nghèo ta phân biệt: 3  Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m /ha. 3  Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m /ha. 3  Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m /ha. 4.2.2. Tài nguyên rừng trên thế giới - Tài nguyên rừng trên thế giới ngày càng bị thu hẹp: diện tích rừng từ 60 triệu km2 (đầu thế kỷ XX)  44,05 triệu km2 (1958)  37,37 triệu km2 (1973)  23 triệu km2 (1995). Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới là 0,6 ha/người. Tuy nhiên có sự sai khác lớn giữa các quốc gia. - Rừng bị thu hẹp chủ yếu để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi. Tốc độ mất rừng trung bình của thế giới là 15~20 triệu ha/năm, trong đó rừng nhiệt đới suy giảm nhanh nhất. Năm 1990 Châu Phi và Mỹ La tinh chỉ còn lại 75% ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: