Danh mục

Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ CNTT TP.HCM

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 840.20 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 có nội dung trình bày về kế toán tài sản cố định, kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán các khảo phải trả, vốn chủ sở hữu, kế toán đầu tư tài chính và kế toán các khoản khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ CNTT TP.HCM Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm. Tài sản cố định là những tư liệu lao động được sử dụng trong doanh nghiệp có giá trị cao và thời gian sử dụng lâu dài. Theo quy định hiện hành, mọi tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định nào đó, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định (hữu hình): – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. – Nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy. – Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. – Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, đối với các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động của mình, thỏa mãn đủ 4 tiêu chuẩn nói trên, nhưng không hình thành tài sản hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. 1.2 Đặc điểm của TSCĐ: Nhận biết đặc điểm của TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý tài sản cố định. Trong quá trình tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp, tài sản cố định có những đặc điểm sau đây:  Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nếu là TSCĐ hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.  Giá trị TSCĐ bị giảm dần trong quá trình sử dụng do sự phát sinh hao mòn, và được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ.  TSCĐ phải trải qua rất nhiều chu kỳ tái sản xuất kinh doanh mới hoàn thành đủ một vòng quay của số vốn ban đầu ứng ra mua sắm nó. Từ các đặc điểm này, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ TSCĐ cả về mặt giá trị và hiện vật. – Về giá trị, phải quản lý chặt chẽ nguyên giá, tình hình hao mòn, giá trị còn lại cũng như việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất tài sản cố định trong doanh nghiệp. – Về hiện vật, phải quản lý chặt chẽ số lượng, tình hình biến động TSCĐ, hiện trạng 74 kỹ thuật cũng như tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng nơi sử dụng. 1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. Do là tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên chú trọng việc đổi mới, hiện đại hóa và tăng nhanh số lượng tài sản cố định, điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý tài sản cố định. Để đáp ứng yêu cầu này, kế toán tài sản cố định phải thức hiện các nhiệm vụ sau đây: – Tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các loại sổ cần thiết để hạch toán tài sản cố định theo đúng quy định của chế độ; Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có; tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng; kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định. – Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao TSCĐ. – Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí đã phát sinh thực tế cho công việc sửa chữa này vào chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định; Kiểm tra ngăn ngừa tiêu cực phát sinh trong quá trình sửa chữa bằng cách kê thêm chi phí so với kế hoạch và dự toán. – Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước; Lập các báo cáo về tài sản cố định, phân tích tình hình trang bị, huy động sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. 1.4 Phân loại TSCĐ. Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau,công dụng và thời hạn sử dụng khác nhau, sử dụng vào những mục đích khác nhau …; do đó, để thuận tiện cho việc quanû lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm khác nhau theo một tiêu thức phân loại được lực chọn nào đó. Trong công tác kế toán, tài sản cố định thường được các doanh nghiệp phân loại theo các cách sau đây: a) Phân loại theo hình thái vật chất và công dụng kinh tế:  Tài sản cố định hữu hình: bao gồm Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị;Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; và TSCĐ hữu hình khác.  Tài sản cố định vô hình: bao gồm Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; Giấy phép, giấy phép nhượng quyền; Tài sản cố định vô hình khác. b) Phân loại theo mục đích sử dụng:  TSCĐ đang dùng  TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng  TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước 75 c) Phân loại theo quyền quản lý sử dụng:  TSCĐ thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp: bao gồm:  TSCĐ do chủ sở hữu góp vốn hay hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.  TSCĐ nhận góp liên doanh  TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đi vay  TSCĐ hình thành dưới hình thức thuê vốn (thuê tài chánh). Một TSCĐ được coi là thuê tài chánh nếu hợp đồng thuê ký với Cty cho thuê tài chánh thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu của tài sản thuê hay được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của 2 bên. + Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: