Danh mục

BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 3: QUAN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA TƯ PHÁT TRIỂN

Số trang: 43      Loại file: ppt      Dung lượng: 129.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý, theo nghĩa chung, là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. • Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 3: QUAN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA TƯ PHÁT TRIỂN BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ BIÊN SOẠN TS. LÊ MINH CHÍNH Phone: 0912 789 835 E-mail: minhchinh.ktln@gmail.com NỘI DUNG MÔN HỌC • Chương I. Những vấn đề cơ bản của ĐTPT • Chương II. Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT • Chương III. Quản lý và Kế hoạch hóa ĐTPT • Chương IV. Kết Quả và Hiệu quả của ĐTPT • Chương V. Phương pháp luận về Lập và Thẩm định Dự án ĐTPT • Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về Đấu thầu trong các Dự án ĐTPT • Chương VII. Quan hệ quốc tế trong ĐTPT Chương III QUAN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA TƯ PHÁT TRIỂN I. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ • 1. Khái niệm quản lý đầu tư: • Quản lý, theo nghĩa chung, là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. • Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật khách quan và qui luật đặc thù của đầu t ư. 2. Mục tiêu của quản lý đầu tư: 2.1. Mục tiêu của quản lý đầu tư trên giác độ vĩ mô Trên giác độ vĩ mô, quản lý đầu tư là nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: • Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành và từng địa phương. • Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực, vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội. • Thực hiện đúng những qui định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư. 2.2. Mục tiêu quản lý đầu tư của từng cơ sở • Mục tiêu quản lý đầu tư của từng cơ sở là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của đơn vị, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả tài chính. • Mục tiêu cụ thể là: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và tiết kiệm chi phí... 2.3. Mục tiêu quản lý đầu tư đối với từng dự án • Đối với từng dự án đầu tư, quản lý đầu tư là nhằm thực hiện đúng mục tiêu của dự án, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng tiến độ thời gian đã định, trong phạm vi chi phí được duyệt và với tiêu chuẩn hoàn thiện cao nhất. 3. Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư: 3.1. Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội • Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp giữa kinh tế và xã hội là một đòi hỏi khách quan vì kinh tế quyết định chính trị và chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác dụng trở lại đối với sự phát triển kinh tế. • Trên giác độ quản lý vĩ mô hoạt động đầu tư, nguyên tắc “thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội” thể hiện ở vai trò quản lý của Nhà nước, thể hiện trong các cơ chế quản lý đầu tư. • Đối với các cơ sở nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, doanh lợi cho cơ sở, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. • Kết hợp tết giữa kinh tế và xã hội là điều kiện cần và là động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đầu tư nói riêng. 3.2. Tập trung dân chủ • Nguyên tắc tập trung đòi hỏi công tác quản lý đầu tư cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời lại phát huy cao tính chủ động sáng tạo của địa phương, các ngành và của cơ sở. • Phải xác định rõ nội dung, mức độ và hình thức của tập trung và phân cấp quản lý. • Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng ở hầu hết các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể ở quá trình ra quyết định đầu tư... 3.3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo đ ịa phương và vùng lãnh thổ • Chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ là yêu cầu khách quan của nguyên t ắc quản lý kết hợp theo ngành và theo vùng lãnh thổ. • Đầu tư của một cơ sở chịu sự quản lý kinh tế - kỹ thuật của cả cơ quan chủ quản (ngành) và của địa phương. • Trong hoạt động đầu tư, để thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như: xây dựng các kế hoạch quy hoạch định hướng, xác định cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành và vùng lãnh thổ, giữa các ho ạt đ ộng đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương... 3.4. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư • Đầu tư tạo ra lợi ích. Có nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt và lâu dài...Lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn. • Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hoà các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là Nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu tư và người hưởng lợi. • Trong một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, giữa lợi ích của nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau. Lợi ích của Nhà nước và xã hội bị xâm phạm... Do vậy, quản lý nhà nước cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 1. Nội dung quản lý đầu tư: 1.1. Nội dung quản lý đầu tư của nhà nước: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của m ...

Tài liệu được xem nhiều: