Danh mục

Các phương pháp định giá doanh nghiệp

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.62 KB      Lượt xem: 156      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể riêng biệt, có một đặc điểm và cấu trúc khác nhau, hơn nữa tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, cũng như tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ của đội ngũ chuyên viên định giá mà người ta có thể chọn và sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sao cho phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết những phương pháp định giá doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp định giá doanh nghiệp Các phương pháp định giá doanh nghiệp Các phương pháp định giá doanh nghiệp Bởi: Đỗ Quang Hà Mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể riêng biệt, có một đặc điểm và cấu trúc khác nhau, hơn nữa tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, cũng như tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ của đội ngũ chuyên viên định giá mà người ta có thể chọn và sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sao cho phù hợp. Mỗi phương pháp được xây dựng dựa trên các cơ sở, căc cứ và phục vụ cho các đối tượng với các mục đích khác nhau. Có hai phương pháp hay được sử dụng đó là phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền. Phương pháp tài sản. Cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản: Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng giá trị của từng loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản được đo bằng hiệu quả sử dụng và khai thác chúng nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế trong tương lai. Giá trị thực tế của tài sản mà doanh nghiệp quản lý. Khả năng mang lại thu nhập từ các tài sản đó. Xét cho cùng phương pháp tài sản cũng dựa trên giá trị hiện tại của các luồng thu nhập trong tương lai song quãng thời gian thu hồi tiền ở phương pháp này thường rất ngắn. Cả hai nội dung trên của phương pháp tài sản đều phải được tính đến cùng một lúc chúng không tách rời nhau mà ngược lại, chúng luôn phụ thuộc vào nhau, tương tác lẫn nhau. Khả năng mang lại thu nhập trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị hiện tại của doanh nghiệp, trong khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp cũng có thể được định giá cao khi khả năng mang lại thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp là rõ ràng và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, khi xác định giá trị doanh nghiệp ta cũng cần phải xem xét tới những yếu tố của thị trường có ảnh hưởng tới hai nội dung trên. 1/17 Các phương pháp định giá doanh nghiệp Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô về tài sản hợp lý, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mà tài sản như : như máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải, trang thiết bị … đóng vài trò quan trọng đối với sự phát triển nói chung của doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp công nghệ, hoặc các tổ chức kinh doanh tài chính thì việc định giá doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp phương pháp chiết khấu dòng tiền. Nội dung của phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên giá trị tổng tài sản: Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định có tính đến khả năng sinh lời. Việc xác định giá trị doanh nghiệp chính là việc tính toán giá trị các loại tài sản trong doanh nghiệp. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…Tất cả cần được xác định lại nguyên giá và tỷ lệ % giá trị còn lại. Tỷ lệ % giá trị còn lại được xác định theo hai phương pháp là phân tích kỹ thuật và thống kê kinh nghiệm. Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên việc xem xét đánh giá các bộ phận của tài sản. Tính tỷ lệ % giá trị còn lại của từng bộ phận sau đó dựa trên mức tỷ trọng của bộ phận đó trong tổng giá trị tài sản để tính ra tỷ lệ % còn lại của tài sản đó. Trong khi đó phương pháp thống kê kinh nghiệm lại dựa trên thời gian sử dụng dự tính chính vì vậy phương pháp này thường không phản ánh chính xác tỷ lệ % giá trị còn lại của tài sản. Tuy nhiên phương pháp này lại có ưu điểm là dễ dàng trong việc tính toán. Sau khi tính toán được tỷ lệ % giá trị còn lại ta dễ dàng tính được giá trị còn lại của tài sản. Tài sản cố định vô hình. Đối với các tài sản vô hình việc xác định giá trị là rất khó khăn ở những nước mà thị trường tài sản vô hình chưa phát triển. Chưa có những tổ chức uy tín đứng ra xác định giá trị của loại tài sản này. Giá trị lợi thế của doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó là một yếu tố phi vật chất cấu thành nên từ các tài sản vô hình khác nhau, như vị thế kinh doanh, thương hiệu, chất lượng, địa điểm kinh doanh… Giá trị vô hình thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhờ có giá trị này mà có được mức lợi nhuận cao hơn bình thường so với các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh hay nói cách khác chính là các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp không có được giá trị lợi thế này. Điều này thể hiện rất rõ đối với các doanh nghiệp nổi tiếng như hãng điện thoại SamSung, Nokia 2/17 Các phương pháp định giá doanh nghiệp Có thể nói, giá trị lợi thế thường được tính toán tuỳ theo khả năng sinh lời trong quá khứ và cả tiềm năng phát triển trong tương lai. Giá trị lợi thế được cấu thành cơ bản xuất phát từ các yếu tố sau: Vị trí địa lý thuận lợi trong trong sản xuất kinh doanh Uy tín, mẫu mã, thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm Các tiềm năng, nguồn lực của doanh nghiệp Bí quyết kinh doanh độc đáo riêng có ở doanh nghiệp hoặc các bằng sáng chế phát minh chỉ có ở doanh nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình cải tiến mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc quản lý doanh nghiệp hay các sản phẩm độc quyền mà doanh nghiệp phát minh ra. Các giá trị lợi thế khác: đặc quyền kinh doanh, khai thác mà nhà nước cho phép… Tại Việt Nam theo nghị định số 187 và thông tư 126 hướng dẫn kèm theo thì đối với các doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất về độc quyền của sản phẩm, mẫu mã thương hiệu (nếu có) và có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: